Bất chấp tình hình bất ổn của thế giới nói chung và nền kinh tế nói riêng, chưa bao giờ là điều dễ dàng khi cho ra mắt một thương hiệu thời trang mới trên thị trường.
Thật vậy, tôi nghĩ rằng những năm tới đây, các thiết kế mới, phá cách, ấn tượng sẽ đến từ những công ty, nhóm khởi nghiệp nhỏ thay vì những thương hiệu, cửa hàng lớn vốn đang chịu thiệt hại nặng nề.
Cứ vài tháng chúng ta sẽ lại thấy một thương hiệu mới nổi lên, được xây dựng bởi một đội ngũ nhân sự với quan điểm, cách nhìn mới mẻ với trang phục nam giới. Tận dụng sức mạnh của phương tiện truyền thông, sự dễ dàng trong việc xây dựng cửa hàng trực tuyến và khả năng nhận biết xu hướng nhanh nhạy đã giúp cho rào cản gia nhập ngành ngày càng mờ dần.
Có thể đây là tín hiệu tốt cho ngành công nghiệp thời trang vốn vô cùng phức tạp. Nó chắc chắn mang đến những ý tưởng và sản phẩm mới cho ngành. Tuy nhiên, các thương hiệu trên mạng cũng có xu hướng cạnh tranh nhau về giá và điều này vô hình làm suy yếu các cửa hàng vật lý.
Tuy nhiên, tôi nhận thấy có nhiều điểm tương đồng trong các thương hiệu trẻ này khi họ tìm đến tôi để nhờ tư vấn. Do đó, tôi đã tổng hợp chúng lại, dựa trên hàng trăm thương hiệu trong suốt 15 năm qua. Có những thương hiệu chỉ mới ra mắt cách đây 18 tháng nhưng một số khác đã hoạt động trong ngành thời trang được 20 năm. Tôi hy vọng bài viết này có ích cho bạn.
1. Tìm thị trường ngách
Khi tôi còn ở cương vị giám đốc phụ trách sản phẩm của một công ty lớn trong ngành thời trang, học thuyết kinh doanh cơ bản là luôn tập trung tìm ra vấn đề để giải quyết chúng. Xác định nhu cầu và đáp ứng chúng: đó là cách bạn thành công khi khởi nghiệp.
Tôi không chắc tất cả phụ kiện, trang phục nam có thể miêu tả theo cùng một cách. Ronnie cho ra đời thương hiệu Colhay bởi vì anh ấy cần mua quần áo ôm đan len, trong khi Oliver và Carl từ Rubato có thể lại có nhu cầu với trang phục ngắn đan len. Song, không phải thương hiệu nào cũng được như vậy.
Những thương hiệu tốt luôn tìm được đặc trưng riêng của mình. Và tôi khá ngạc nhiên khi rất nhiều người chia sẻ với tôi rằng họ đang khởi nghiệp nhưng khi được hỏi lại không đưa ra được một sản phẩm chủ lực để nhận diện thương hiệu. Họ dường như bắt đầu mọi thứ chỉ để cho vui hoặc chỉ vì họ có thể làm thế.
Điều này cũng chẳng sao. Bạn có thể bắt đầu một công ty chuyên bán cà vạt giống như chúng tôi đang làm với CAVAT.com, bạn cũng có thể cho ra những sản phẩm tương tự như chúng tôi hoặc những nơi khác nếu bạn muốn.
Tuy nhiên chắc chắn bạn sẽ rất khó thành công. Làm thế nào bạn xây dựng một thương hiệu bền vững khi không có lý do để mua hàng của bạn mà không phải một cửa hàng khác?
Bạn cần phải khác biệt – lý tưởng nhất là tạo ra một sản phẩm tốt hơn, phong phú hơn hay một sản phẩm nguyên gốc từ chính bạn tạo ra mà không bắt chước bất cứ nhãn hàng nào khác, hoặc không thì cũng rẻ hơn hay dễ tiếp cận thị trường hơn.
Tôi nghĩ nhiều người đã quên mất điều này vì trọng tâm của họ không phải là kiếm tiền – thường họ chỉ thực hiện vì đam mê. Song nếu bạn bỏ qua sản phẩm chủ lực, bạn có thể sẽ có kết cục thua lỗ hoặc vụt mất cơ hội.
Alice Walsh, nhà sáng lập công ty trang sức Alice Made This nói rằng: “Tôi nghĩ để nổi bật giữa đám đông, bản cần phải có một góc nhìn riêng. Bạn cần phải mang đến một thứ gì đó độc nhất, và đứng vững với nó. Nó khiến bạn khác biệt và nhất quán trong thông điệp của mình”
Alice Made This
Adam Cameron, nhà sáng lập của The Workers Club chia sẻ thêm: “Hãy tìm ra sản phẩm chủ lực, xây dựng hình ảnh khách hàng của bạn là ai và đi theo con đường ấy. Điều tệ nhất một thương hiệu có thể làm là thay đổi theo từng mùa, bám theo điều họ tin rằng người mua/người tiêu dùng muốn họ trở thành”
The Workers Club
2. Hiểu rõ nhà cung cấp
Mặc dù hiện nay đã có sự cởi mở hơn đến từ các nhà cung cấp – Nhưng tôi thường thấy các công ty khởi nghiệp trẻ không hiểu rõ về nhà cung cấp của họ.
Biết được ai làm ra sản phẩm của bạn cũng quan trọng như việc hiểu rõ về chính sản phẩm đó vậy. Thật vậy, không có gì lạ khi một thương hiệu được ra mắt dựa trên việc phát hiện ra một nhà cung cấp tuyệt vời. Nhiều thương hiệu lâm vào rắc rối khi mối quan hệ giữa họ và nhà cung cấp đổ vỡ.
Đừng bao giờ cho rằng nhà cung cấp sẽ chỉ sản xuất cho một mình bạn vì họ có thể cung cấp hàng cho một hoặc nhiều thương hiệu khác nữa. Đừng cho rằng họ chấp nhận những đơn hàng nhỏ ban đầu của bạn thì cũng có thể cung cấp tất cả những thứ khác khi bạn mở rộng quy mô. Và đừng cho rằng họ cũng sẽ không thay đổi: họ cũng là một công ty phát triển, y như bạn.
Trong những năm đầu khởi nghiệp, khi chúng tôi chưa tự sản xuất với quy mô lớn giống như bây giờ. Chúng tôi cũng đã gặp phải một trong những nhà cung cấp mà chúng tôi hợp tác đã thay đổi trong cơ cấu công ty, tách ra từ một công ty lớn thành những công ty nhỏ hơn và thay đổi trong chuỗi cung ứng, tất cả điều đó đã diễn ra trong vòng 5 năm.
Có lý do khi một thương hiệu gắn liền với một nhà cung cấp và nhiều người nói rằng sự thành công của những thương hiệu tại Việt Nam không phải đến từ chất lượng mà là từ mối quan hệ tốt. Mối quan hệ tốt với nhà cung cấp là điều tuyệt đối cần thiết.
3. Ước lượng chi phí
Giá thành sản phẩm cao hơn chi phí sản phẩm ở mức 2,5 lần. Có thể bạn cho rằng đây là một con số lớn nhưng ít hơn 30% trong tổng chi phí nằm trong sản phẩm. Bạn cần nắm bắt được tất cả chi phí.
Dĩ nhiên, 10% trong giá thành là thuế VAT. Ít nhất 5% giá thành là chi phí thẻ tín dụng và các chi phí tài chính khác. Nếu bạn thuê một công ty bên ngoài để lưu kho, quản lý hàng tồn kho thì bạn có thể mất thêm 10% nữa. Khả năng cao là 20% tổng sản phẩm của bạn sẽ không bán được, bạn cần phải giảm giá, khuyến mãi. Thậm chí có sản phẩm không thể bán được.
Hàng hóa bị thất lạc khi vận chuyển – tổng thiệt hại vượt quá mức bồi thường bảo hiểm đồng nghĩa bạn đang chịu thiệt hại. Mức bảo hiểm (cho những rủi ro) tự nó cũng là một chi phí cần tính toán. Giao hàng miễn phí có thể không phải lúc nào cũng được áp dụng nhưng trả hàng thì bắt buộc phải miễn phí. Lại thêm chi phí.
Khi các thương hiệu trẻ tăng giá bán, khách hàng của họ sẽ hoài nghi, nghĩ rằng họ đang cố gắng tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của tôi, nhiều thương hiệu đã tính toán sai mức chi phí của mình. Nhìn vào lợi nhuận biên và nghĩ “Mình vẫn ổn với nửa mức đó và mình sẽ cắt giảm những chi phí khác”. Vài năm sau, xuất hiện những chi phí không ngờ tới và phần lớn tiền bị “chôn” với đống hàng tồn kho.
Tôi ví dụ, Trong một lần chúng tôi hợp tác với Ronnie, một đối tác nước ngoài với Thương hiệu Colhay’s chưa ra mắt được lâu nhưng đây là một trong những bài học đầu tiên mà Ronnie đã chia sẻ với chúng tôi. “Nói chuyện với những người sở hữu thương hiệu trang phục nam của riêng mình rất có ích, vì họ cho tôi những bài học kinh tế thực tiễn khi vận hành một thương hiệu. Một trong những điều bị xem thường chính là đóng gói sản phẩm. Bạn cần quyết định nên có đóng gói sản phẩm kèm thương hiệu hay không. Càng ít đơn đặt hàng thì chi phí trên từng sản phẩm càng cao. Bạn cũng sẽ cần những thùng hàng kích cỡ khác nhau và đảm bảo bạn không mua quá dư thừa nếu cần vận chuyển. Bạn cần xem xét đến tất cả những điều này khi hoạch định ngân sách và ấn định giá trước khi ra mắt.”
Colhay’s
4. Vận hành trơn tru – không khó đến thế
Những gì bạn cần để trông như một công ty thành công ngày nay là sở hữu một tài khoản Facebook và Instagram với những bức ảnh tuyệt đẹp.
Xây dựng trang web cũng được nhưng khi bạn mới bắt đầu thì nên chú trọng đến nền tảng mạng xã hội nhiều hơn vì nó sẽ giúp bạn tiếp cận đến khách hàng một cách nhanh chóng. Việc lập tài khoản Facebook và Instagram là điều cần thiết khi bạn kinh doanh tại Việt Nam. Các nhiếp ảnh gia cũng không khó để thuê. Nếu muốn trông chuyên nghiệp hơn mà không tốn chi phí nhiều, chỉ cần thuê những nền tảng web với những mẫu được tạo sẵn là đủ.
Vì vậy, hãy dành chút thời gian để thực hiện điều này cho tốt. Trả cho nhiếp ảnh gia một khoản kha khá để mua về những tấm hình đẹp, thiết kế bao bì đẹp mắt, nghe lời khuyên về việc xây dựng thương hiệu và hình ảnh từ người bạn quen.
Những thợ may là những người kém nhất trong việc này, dường như họ không biết làm thế nào để thu hút người khác trên mạng. Tuy nhiên nhiều thương hiệu cũng phạm sai lầm: một vài tấm hình chụp nhà sáng lập đang ăn pizza, không đủ nghiêm túc để người khác tin tưởng bạn.
Alice Walsh chia sẻ: “Tôi luôn cho rằng điều quan trọng nhất là hình ảnh hóa đặc trưng riêng của bạn. Điều này tất nhiên phát triển, thay đổi theo thời gian nhưng quan trọng là nó phải rõ ràng ngay từ ban đầu. Nó giúp bạn thể hiện bạn là ai, cách bạn định hình cho các nhà PR hay bất kỳ freelancer nào bạn đang hợp tác”.
5. Nắm bắt xu thế
Nhiều thương hiệu có ý tưởng rõ ràng trong việc hình ảnh hóa đặc trưng của mình thông qua hình ảnh và tầm nhìn. Thông thường đây chính là chìa khóa thành công của một công ty. Tuy nhiên đôi lúc chính điều này lại là rào cản cho chính công ty.
Xu hướng thời trang nam cổ điển đã có từ lâu, trước cả xu hướng chính thống, và chắc chắn là lâu đời hơn cả trang phục cho nữ và vẫn tiếp tục tồn tại đến bây giờ. Bạn sẽ phải là người thích ứng với điều này chứ không phải ngược lại. Dĩ nhiên mọi người đều thích sự mới lạ, nếu không thì họ sẽ vui vẻ mặc đi mặc lại một bộ trang phục duy nhất mỗi ngày.
Margaret Howell
Hình ảnh và tầm nhìn của bạn cũng sẽ phải thay đổi từng chút một. Hãy nhìn những thương hiệu thời trang thành công trên thế giới như Margaret Howell, cho ra mắt nhiều sản phẩm mới theo mùa nhưng vẫn giữ được một bản sắc rõ ràng. Ralph Lauren là một ví dụ mẫu mực khác.
Tôi nghĩ rằng các thương hiệu thời trang nam có thể mắc sai lầm khi cho rằng họ theo phong cách cổ điển nên không nhất thiết phải thay đổi. Thật ra là có. Không quan trọng vẻ ngoài trang phục của bạn hấp dẫn đến đâu, sau 3 hay 4 năm mang cùng một sắc thái và hình ảnh, nó sẽ dần trở nên nhàm chán.
Bryceland
Đôi khi, với tư cách là một khách hàng, bạn không nhận biết được sự thay đổi. Ethan Newton của thương hiệu Bryceland cho biết: “Chúng tôi bắt đầu chỉ với những đơn hàng được đặt riêng và sản xuất theo đơn đặt hàng, nhưng bây giờ chúng tôi trở thành nhà cung cấp. Đôi khi mọi thứ diễn ra không như bạn mong đợi. Khách hàng mong muốn diện những trang phục khác nhau và bạn nên quan tâm đến điều đó – dẫn dắt khách hàng của bạn đến một nơi khác biệt”.
Ethan Newton (Trái) và Dag Granath (Phải)
Đây là sai lầm lớn nhất tôi nhận thấy ở các thương hiệu trẻ, nhưng cũng còn những sai lầm khác.
Dưới đây là một số lời khuyên từ những chuyên gia và những thương hiệu thời trang trẻ đã thành công trên thương trường quốc tế.
Dag Granath, Saman Amel: “Hãy là một phần trong sự thay đổi mà bạn muốn thế giới sẽ trở thành. Xây dựng doanh nghiệp và thương hiệu theo cách mà bạn có thể đóng góp những thay đổi mà bạn muốn được tận mắt chứng kiến. Điều này sẽ khiến những người có cùng chí hướng bị thu hút bởi bạn và bạn sẽ dễ dàng tìm được những khách hàng, đồng nghiệp, đối tác mà bạn thích khi được làm việc cùng”.
Luca Falconi, nhà sáng lập Luca Faloni: “Trong những năm đầu, tập trung vào một số lượng thiết kế nhất định, khoảng 1-2 loại mà thôi. Sau đó bạn nên có những cuộc trò chuyện với khách hàng để nhận được càng nhiều phản hồi càng tốt, sản phẩm của bạn có thể được cải thiện qua từng năm. Hoàn thiện những sản phẩm đang có thay vì cho ra mắt càng nhiều mẫu mã mới càng tốt”.
“Tôi thấy sẽ rất hữu ích khi bạn tính toán trong vòng 6-12 tháng sắp tới thì lượng vốn lưu động cũng như doanh số của bạn là thế nào, và tự hỏi bản thân rằng như vậy liệu có đủ chưa. Hãy hoạch định khả năng tồi tệ nhất có thể xảy ra và trong tình cảnh đó, bạn vẫn đảm bảo có đủ tài chính để tái đầu tư vào thương hiệu của mình. Đây là bài học tài chính cơ bản nhưng nó giúp tôi ngủ ngon giấc” – Ronnie từ Colhay tâm sự.
“Luôn luôn đón nhận lời khuyên với sự khôn ngoan. Là một thương hiệu non trẻ – thường được điều hành bởi những người trẻ – bạn sẽ nhận rất nhiều lời khuyên đến từ mọi người, thậm chí là cách vận hành, quản lý doanh nghiệp. Cởi mở đón nhận ý kiến là điều quan trọng nhưng bạn cũng cần tin vào bản thân, đó là điều cốt yếu để định hướng cho doanh nghiệp của bạn. Là một thương hiệu, tiếng nói của bạn chính là tài sản lớn nhất của bạn” – Dag, Saman Amel.
“Điều quan trọng đối với chúng tôi là không từ bỏ quyền kiểm soát những điều chúng tôi đang làm – chúng tôi xây dựng thương hiệu này để phục vụ nhà đầu tư. Chúng tôi nhận ra rằng các thương hiệu khác kêu gọi đầu tư quá sớm, dẫn đến thông điệp của họ bị pha loãng và trở nên thiên về lợi nhuận là chính. Tất nhiên, khuyết điểm của việc sở hữu 100% vốn là bạn sẽ có rất nhiều vấn đề dẫn đến bị stress, đơn cử việc bạn phải quản lý dòng lưu chuyển tiền tệ của mình” – Adam, TWC.
“Tiền mặt là huyết mạch. Đừng bao giờ lơ là với nó.” Alice, Alice Made This.
“Tôi nghĩ các thương hiệu trẻ nên tránh việc bán sỉ số lượng lớn. Hãy bán trực tiếp, có thể qua mạng hay tìm sự hỗ trợ từ các cửa hàng bán lẻ của bạn. Khi bạn bước vào bán buôn, những thiệt hại gây ra cho thương hiệu và khách hàng của bạn là quá lớn so với lợi ích của nó mang lại.” Luca Faloni.
Trên đây là những hướng dẫn về “Cách xây dựng thương hiệu thời trang nam” từ chúng tôi. Đừng ngần ngại chia sẻ những thông tin hữu ích trên đến với những người mà bạn yêu mến và quan tâm. Họ đang cần những lời khuyên hữu ích trong khởi nghiệp từ bạn. Chắc chắn không nhiều thì ít những điều trên cũng đem lại những thông tin bổ ích và cần thiết để giúp đỡ cho những ai trong những lúc có cần.