Cà vạt, nơ đeo cổ, khăn quàng cổ. Đây là những phụ kiện thời trang không thể thiếu trong phong cách thời trang cho nam. Chỉ đơn giản thay đổi một chiếc cà vạt, một người có thể thay đổi phong cách của mình từ gangster thập niên 1920 sang thời kỳ nổi loạn 1950 đến lịch lãm của thập niên 1960. Nếu bạn lướt qua lịch sử của cà vạt trong thế kỷ 20, bạn có thể nghĩ một chiếc cà vạt chỉ đơn giản là một chiếc cà vạt mà thôi, tuy nhiên nếu bạn nhìn kỹ hơn về sự khác biệt về màu sắc, họa tiết, vật liệu, kích cỡ thì bạn sẽ khám phá ra sự đặc biệt của những chiếc cà vạt thời xưa này.
Cà vạt nam những năm 1910-1920
Trong suốt thập niên 1920, cà vạt nam được sản xuất với rất nhiều màu sắc, hình dạng và phong cách, đây là thời kỳ vàng son của cà vạt nam. Thời kỳ này là bước khởi đầu cho những chiếc cà vạt hiện đại mà chúng ta thấy ngày nay.
Trước đó, nơ đeo cổ rất thịnh hành cho trang phục ngày thường với hoạ tiết sọc ngang, sọc ca rô và chấm bi với màu hồng, tím, xám, xanh nhạt. Cà vạt cũng vậy với rất nhiều màu sắc khác nhau; từ những chiếc cà vạt hoạ tiết sọc dành riêng cho những câu lạc bộ, giới thượng lưu ở Châu Âu đến những chiếc cà vạt hoạ tiết paisley ánh vàng rất được ưa chuộng ở Hoa Kỳ. Hoạ tiết sọc, ca rô, kim cương cũng xuất hiện ở Châu Âu.
Cà vạt có bản nhỏ – khoảng 6cm – và thường được làm từ lụa. Vị thế của một người thường được đánh giá bởi chất lượng của chiếc cà vạt lụa mà anh ta đang đeo.
Một loại cà vạt bị lãng quên trong thập niên 1920 là chiếc cà vạt knit làm từ lông. Chiều rộng khoảng 5cm, mỏng có phần đuôi là một đường thẳng; đây là loại cà vạt vẫn trường tồn suốt lịch sử. Gần đây, chúng đã xuất hiện trở lại trong các cửa hàng, rõ ràng chúng lại được ưa chuộng trong giới thời trang một lần nữa.
Khăn quàng cổ cũng đã có sự trở lại. Khác với kiểu quấn và thắt lại đơn giản ngày nay, vào thập niên 1920; chúng được được làm từ lụa hay tơ nhân tạo, cách thắt cà vạt theo kiểu truyền thống Windsor và được luồn bên dưới lớp áo com lê hoặc áo khoác ngoài (đây cũng là phong cách thời trang của năm nay).
Cà vạt nam thập niên 1930
Trong những năm 1930, khăn quàng cổ và nơ đeo cổ đã không còn được ưa chuộng, cà vạt lụa thống trị tất cả. Cà vạt đa sắc với sọc ngang, ca rô, sọc ca rô đôi, chấm bi lớn, chấm bi nhỏ, hoạ tiết nghệ thuật motif để hợp với những chiếc áo sơ mi nam thời kỳ này. Một thời kỳ đầy màu sắc và hoang dã cho trang phục nam giới.
Những màu sắc chủ đạo như màu xanh lá, màu vàng, màu đào, màu xanh dương vào đầu thập niên 1930 và màu xanh đậm, màu đỏ, màu xám, màu đen vào cuối thập niên này.
Những hoạ tiết vẽ tay chỉ mới xuất hiện vào thập niên 1920 nhưng đã phát triển rất mạnh vào thập niên 1930. Những họa sĩ nổi tiếng đeo những chiếc cà vạt có hoạ tiết vẽ tay của riêng mình như một cách để giới thiệu tác phẩm bản thân trong cuộc sống hàng ngày. Chiều rộng của cà vạt lớn hơn (khoảng 9cm) và nhỏ trở lại để phù hợp với ve áo rộng và cổ áo kích thước lớn trong thập niên 1930.
Cà vạt nam thập niên 1940
Đây là thời kỳ chiến tranh, dẫn đến ngành thời trang cà vạt nam cũng bị ảnh hưởng. Nguồn cung lụa bị thiếu hụt, vì vậy cà vạt knit làm từ tơ nhân tạo và len là những gì bạn có thể mua được. Sau Thế chiến II, cà vạt nam đã có sự thay đổi về thiết kế. Không còn thiếu hụt về nguồn cung vật liệu, cà vạt nam được thiết kế rộng hơn – rất rộng và dài tới gần thắt lưng.
Vào đầu thập niên 1940, cà vạt vẫn được thắt theo kiểu Windsor. Kiểu thắt nút to bản này phù hợp với kiểu cổ áo bè và ve áo rộng trên những chiếc áo sơ mi công sở từ thập niên 1930. Màu sắc của cà vạt thể hiện tư tưởng của mọi người trên thế giới thời điểm này. Cà vạt đơn sắc hoặc có sọc với màu đỏ sậm, trắng, đen là những lựa chọn duy nhất. Phần lớn hoạ tiết thời kỳ này được may trên nền trắng.
Khi chiến tranh nổ ra, vật liệu tơ nhân tạo được sử dụng để sản xuất cà vạt có màu xanh dương, màu bạc và màu đỏ để thay thế cho loại cà vạt lụa từ Nhật Bản. Len và len-cotton cũng được sử dụng thay cho lụa. Loại vật liệu này mang lại sự mềm mại như tơ nhân tạo nhưng không bị nhăn. Chúng cũng được sử dụng để làm hoạ tiết với những đường sọc, ca rô lớn.
Một xu hướng thời trang xuất hiện trong năm 1942 với một đường kẻ sọc chính giữa chiếc cà vạt, kéo dài từ trên xuống dưới. Đường kẻ sọc có thể chỉ đơn sắc hoặc có hoạ tiết xương cá, ca rô hay đường vân như sóng biển.
Năm 1943, cánh đàn ông đã chán trường phái bảo thủ. Họ thay đổi với màu sắc mới, táo bạo và thiết kế hình học khác biệt. Để thoát khỏi vẻ ngoài nhàm chán của bộ đồ màu xám và xanh dương, họ mang đến niềm vui cho người mặc và cả những người xung quanh. Màu đỏ sậm, xanh lá, nâu, xanh dương, màu vàng là những màu sắc chủ đạo. Màu đỏ, xanh, trắng với hoạ tiết trừu tượng rất được thịnh hành. Chiều dài của một chiếc cà vạt trong khoảng 1,14 đến 1,19m tuỳ theo chiều cao của chiếc quần. Vào thập niên 1950, cà vạt nam dài đến 1,27m.
Nhu cầu muốn thể hiện bản thân đã tăng mạnh trong và sau chiến tranh. Những chiếc cà vạt có hoạ tiết vẽ tay được bán với giá 25 đô la và là cách để một người có thể thể hiện bản thân qua sở thích và thú vui bao gồm cả nghệ thuật đương đại. Cánh đàn ông thích sở hữu bộ sưu tập lớn những chiếc cà vạt, đặc biệt những chiếc cà vạt thuộc sở hữu của câu lạc bộ nào đó.
Những hoạ tiết hình học, đường cong, chữ cách điệu, nghệ thuật đương đại được vẽ với màu sắc sáng như xanh dương, đỏ, vàng và nâu. Hoạ tiết thiên nhiên như động vật, cây cỏ, hoa, chim chóc, hoạ tiết phương tây và miền nhiệt đới xuất hiện khắp mọi nơi. Những chiếc cà vạt vẽ tay này thường dựa trên sở thích của người đeo chúng như vẽ tranh, câu cá, dạo thuyền hay săn bắn. Những chiếc cà vạt vẽ tay này cần kích thước bản rộng vì vậy cà vạt thời kỳ này có bề rộng lên tới 9-10cm. Chúng được gọi là “cà vạt trứng cuộn” do sự phối hợp giữa những đường cong và phi tiêu hay còn gọi là cà vạt Belly Warmers.
Một chiếc cà vạt Belly Warmer, với một cô gái hula và cây cọ được vẽ lên, đặc biệt được yêu thích ở Hoa Kỳ. Khi ra mắt, mẫu cà vạt Belly Warmer được xem là một trò đùa tuy nhiên nhanh chóng trở thành một trào lưu sau khi những nghệ sĩ như Bob Hope, Alan Ladd và Danny Kay đeo chúng. Ngay sau đó, hình ảnh các cô gái được in ở mặt sau chiếc cà vạt đã trở thành một bí mật trong giới thời trang.
Vào năm 1948, phong cách Bold Look trở thành tiêu chuẩn cho trang phục nam giới. Trang phục rộng (tương tự như thập niên 1930) với cổ áo rộng, nút thắt lớn và màu sắc mới táo bạo và hoạ tiết hình học thay thế cho những thiết kế nhỏ và màu sắc quân đội (đỏ, xanh hải quân, khaki). Cà vạt vẽ tay tiếp tục được thịnh hành và phát triển mạnh mẽ hơn vào thập niên 1950 với những thiết kế mới trở thành trào lưu.
Nơ đeo cổ cũng là một lựa chọn cho phụ kiện đeo cổ vào thập niên 1940. Vốn không được ưa chuộng trước đây, có thể vì nơ đeo cổ không đủ táo bạo khi so với cà vạt vẽ tay. Nơ cũng được làm từ tơ nhân tạo, hoạ tiết cỡ vừa với phần thân nơ dài tới 41cm. Phần cánh nơ có thể hình vuông hoặc hình kim cương. Màu đỏ sậm, xanh dương và nâu là những màu sắc chủ đạo vào giữa thập niên 1940. Vào cuối thập niên 1940, nơ đeo cổ đã biến mất ngoại trừ trở thành một phần của đồng phục nơi công sở, được làm từ vải trơn, len hoặc cotton.
Loại cà vạt cuối cùng là cà vạt knit. Chúng thường được làm đan bằng tay bằng dệt kim hoặc móc. Chúng có tính kinh tế và dễ thực hiện, dễ giặt và mỏng (khoảng 8cm) với rìa hình vuông. Chỉ có một số ít những chiếc cà vạt kiểu này xuất hiện nơi công cộng, được những người trẻ đeo vào giữa thập niên 1940. Đây là loại cà vạt kinh điển suốt nhiều thập niên nên gần như chúng chưa bao “lỗi thời”, song chúng thường được đeo cùng với trang phục casual hoặc trang phục đi làm.
Cà vạt nam thập niên 1950
Cà vạt vẽ tay tiếp tục được ưa chuộng vào đầu thập niên 1950. Thiết kế mang thiên hướng trừu tượng, lập thể, hiện đại và nghệ thuật hơn so với thập niên 1940. Phong cách thiết kế mới ít thiên về sở thích hơn, mang xu hướng pha trộn màu sắc, hình dáng và thiết kế nổi bật. Những chiếc cà vạt này được sưu tập rất nhiều.
Bề rộng của chiếc cà vạt thu hẹp lại trong giữa thập niên 1950, trở về kích thước bình thường khoảng 8cm. Nơ đeo cổ cũng được làm nhỏ lại và dài ra trở thành ruy băng đeo cổ. Vẻ ngoài cổ điển trong giới doanh nghiệp với áo com lê màu xám, áo sơ mi oxford và cà vạt sọc. Cà vạt trung tín với hoạ tiết nhẹ khá phổ biến. Những học sinh đeo cà vạt knit trong khuôn viên trường đại học, một trào lưu đã từng xuất hiện vào thập niên 1920.
Hoạ tiết và màu sắc không phải là điểm nhấn chính vào đầu thập niên 1950 mà là vật liệu. Cùng với những vật liệu truyền thống như lụa, len; cánh đàn ông có những lựa chọn khác như vải nhân tạo, knit Dracon, vốn rất dễ nhận ra với hình dạng đơn sắc. Những loại vật liệu khác như lụa lỗ to và lụa Sơn Đông được ưa chuộng vào giữa thập niên 1950 tại Hoa Kỳ. Người Anh nhận thấy lông cừu và vải mohair làm từ cừu angora phù hợp hơn, không bị nhăn và là vật liệu chủ yếu trong mùa đông.
Vào năm 1956, những chiếc cà vạt làm từ vải cotton, được quảng cáo là giặt được, khiến cuộc sống của các bà nội trợ dễ dàng hơn. Nơ đeo cổ cũng trải qua thời kỳ phục hưng vào năm 1957. Chúng mang đến phong cách formal, nhưng vẫn thú vị, cùng những chất liệu vải với những họa tiết đương đại. Những họa tiết này lấy cảm hứng từ thời kỳ chiến tranh hạt nhân nhưng vẫn đầy nghệ thuật. Những chiếc cà vạt rìa hình vuông, hai màu và nơ cánh bướm vẫn được ưa chuộng.
Thời kỳ này xuất hiện một trào lưu ngắn: những chiếc cà vạt Continental vào cuối thập niên 50 đến giữa thập niên 60. Chúng không phải cà vạt hay nơ đeo cổ, chúng là những dải ruy băng làm từ vải sa tanh đen hoặc lụa quấn quanh cổ và được cố định bằng một kim cài ngọc trai. Chúng được thiết kế cho trang phục formal nhưng có nhiều tấm hình từ thập niên 1950 cho thấy người ta cũng đeo chúng với trang phục đi làm.
Ngày nay, chúng trở nên phổ biến trong giới thời trang phương Tây và đôi lúc được biết đến với cái tên nơ quấn hay nơ đeo cổ kiểu Âu Châu. Phiên bản hình chữ V thường được gọi là nơ Bulldogger. Cả hai loại nơ đeo cổ này đều xuất phát từ thời Victoria, ít nhất là trên phim ảnh.
Cà vạt nam thập niên 1960
Cà vạt vào thập niên này tiếp tục được thu hẹp với bề rộng chỉ còn khoảng 5cm; cực kỳ thịnh hành với những bộ cánh bó. Cà vạt đơn sắc và cà vạt sọc được ưa thích với những trang phục công sở trong thập niên 1950, trong khi những thiết kế nghệ thuật thống trị thập niên 1960. Cà vạt đuôi nhọn với cà vạt rìa vuông đều có vị trí của riêng mình. Màu hồng, màu tím, màu vàng và màu xanh nước biển với hình dạng hình học lớn, sọc to và chấm vuông.
Trong năm 1964, cà vạt lụa trở lại với màu sắc đơn giản, đầy hoạ tiết độc đáo. Chúng thường được mặc cùng với những chiếc áo sơ mi không hàng nút cổ. Những chiếc cà vạt ascot phồng lên trông rất sang trọng và khá nổi bật trong thời điểm đó. Cho đến năm 1968, những chiếc cà vạt bản rộng xuất hiện trở lại. Phần lớn cà vạt có bản rộng khoảng 9,5cm nhưng có loại lên tới gần 11cm với nút thắt to yêu cầu phải mặc cùng những chiếc áo có cổ áo rộng. Chúng được gọi là cà vạt Kipper, thiết kế bởi Michael Fish. Chúng có bản rộng và màu sắc đậm, hoạ tiết nữ tính nhỏ và những xoáy ảo giác. Chúng rất nổi bật và khiến cho người đeo thể hiện được cá tính riêng. Cà vạt Kipper là loại cà vạt có bản rộng nhất trong lịch sử cà vạt nam suốt nhiều thập kỷ.
Với trang phục formal, phụ kiện đeo cổ là những chiếc nơ đeo cổ cánh bướm hay bán cánh bướm với màu đen, màu xanh dương đậm truyền thống và màu trắng phong cách mới. Những chiếc nơ đeo cổ này thường có rìa hình vuông tạo vẻ ngoài gọn gàng hơn với bộ cánh tuxedo. Chúng trông khác biệt so với những chiếc ruy băng hay cà vạt bản mỏng. Ngoài ra, ở Anh xuất hiện một xu hướng sử dụng cà vạt làm từ nhung. Những người ở thập niên 1960 muốn thay đổi với nhiều phong cách, xu hướng mới lạ. Tuy nhiên, giới trẻ cho rằng chúng chỉ đeo cà vạt khi đi dự tiệc prom hay đám cưới; trong một số trường hợp yêu cầu thì phải là nơ đeo cổ.
Cà vạt nam thập niên 1970-80
Nếu bạn thích những hoạ tiết ấn tượng thì những chiếc cà vạt thập niên 1970 là dành cho bạn. Hoạ tiết về Trái Đất và thực vật, hoạ tiết đường cong và động vật trên những chiếc cà vạt làm từ len và vật liệu polyester làm cho cà vạt có một diện mạo mới. Một lần nữa, chiều rộng cà vạt được mở rộng 11,5cm nhưng không kéo dài quá lâu. Lấy cảm hứng từ những chiếc cà vạt Mỹ thập niên 1940 nhưng lần này hoạ tiết là cầu vồng, mây, xoáy với màu pastel.
Một phụ kiện đeo cổ mới ở Châu Âu là khăn quàng cổ. Một chiếc khăn quàng cổ làm từ lụa quấn quanh cổ và được cố định bằng nút thắt vuông hoặc thắt vòng cung với hai đầu rũ xuống hai bên. Dân hippies thì không quấn chặt khăn quàng cổ và cũng không sử dụng kim cài nên đừng nhầm lẫn chúng là một phụ kiện thời trang.
Phong trào không đeo cà vạt trở thành một xu hướng suốt thập niên 1970 và kéo dài cho đến thập niên 1980, khi giới trẻ từng nổi loạn bước vào đời và khoác lên mình những bộ đồ công sở.
Thập niên 1980 là điểm dừng trong bài nghiên cứu này. Sinh ra và lớn lên trong thập niên 1980, thật khó khi xem tuổi thơ của mình là thời xa xưa. Tuy nhiên tôi nhớ những chiếc cà vạt mà tôi mua cho bố mỗi năm vào dịp Giáng Sinh. Ông thích những chiếc cà vạt có sọc ngang lớn màu xanh hải quân, màu đỏ và màu xám nhất. Đôi lúc, chúng tôi tặng ông một chiếc cà vạt hình Giáng Sinh vui nhộn với những nhân vật hoạt hình ở trên. Tôi khá chắc rằng đây là một truyền thống của gia đình tôi trong suốt nhiều thế kỷ. Còn bạn thì sao? hãy cho chúng tôi biết bằng cách bình luận bên dưới và cũng đừng ngại để chia sẻ những điều bổ ích này đến với những người mà bạn yêu thích ngay bây giờ nhé!