Trong bài hướng dẫn hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau nói đến trang phục và những thứ cần thiết cho một buổi phỏng vấn trực tuyến, vốn dần trở nên quen thuộc trong cơn đại dịch Covid 19. Chúng tôi sẽ giúp bạn tối đa cơ hội được chọn từ nhà phỏng vấn và thay đổi cuộc đời bạn.
Ngày nay, những buổi phỏng vấn trực tiếp dường như đã được thay thế bằng trực tuyến trên các nền tảng như Google Hangouts, Zoom, Skype… Tất cả những công cụ online này đã trở thành xu hướng, đồng nghĩa bạn cũng phải thay đổi theo. Tuy rằng công tác chuẩn bị cho buổi phỏng vấn trực tuyến đòi hỏi nỗ lực không kém gì buổi phỏng vấn truyền thống, bạn vẫn nên để ý đến trang phục, các bước chuẩn bị và tự phỏng vấn bản thân.
Không như mọi người vẫn lầm tưởng, trang phục phù hợp có vai trò quan trọng trong một buổi phỏng vấn trực tuyến không thua gì buổi phỏng vấn thông thường. Bạn cần chọn trang phục màu sắc và họa tiết không quá đậm. Tuy rằng chúng tôi cũng không khuyến khích bạn chọn những loại họa tiết kiểu này cho buổi phỏng vấn truyền thống, vẫn có những lý do khác để bạn không nên mắc sai lầm này ở buổi phỏng vấn trực tuyến. Ánh sáng, độ phân giải màn hình và người phỏng vấn bạn sẽ phải tập trung lắng nghe câu trả lời của bạn hơn so với bình thường nên càng ít những yếu tố phức tạp, gây xao lãng thì càng tốt.
Một điểm nữa là trong phỏng vấn trực tuyến qua màn hình máy tính thì người phỏng vấn sẽ chỉ thấy từ phần eo trở lên, nhưng đó không phải lý do để bạn chỉ tập trung phần thân trên. Như đã đề cập ở trên, chúng tôi khuyên bạn đừng nên làm người phỏng vấn bị phân tâm, và việc ăn mặc hoàn chỉnh sẽ mang lại cho bạn cảm giác tự tin và hoàn thành tốt ngày quan trọng này!
A. Trang Phục Phỏng Vấn
I. Trang phục phỏng vấn formal cho nam
1. Áo sơ mi và com lê
Với trang phục formal, chúng tôi khuyên bạn chọn phong cách cổ điển với áo com lê xanh hải dương hay xám than. Một chiếc com lê xanh hải dương sẽ mang đến sự tự tin cho người mặc và giúp bạn tạo cảm giác thân thiện, cởi mở và đáng tin, những điểm nhấn để bạn gây ấn tượng với người phỏng vấn!
Ngoài ra, một chiếc áo com lê xám than thoải mái và lịch lãm cũng là lựa chọn không tồi. Mang lại vẻ ngoài trung tín, không chút do dự, com lê xám than sẽ khiến bạn trở thành tâm điểm của buổi phỏng vấn.
Đối với áo sơ mi, một chiếc áo trắng hay xanh dương nhạt là lựa chọn tốt để phối cùng với chiếc cà vạt đắt tiền của bạn.
2. Cà vạt
Khi diện đồ cho buổi phỏng vấn, để tránh trông quá cầu kỳ, bạn nên chọn những chiếc cà vạt có màu đơn sắc, sọc hay họa tiết hình học đơn giản. Hãy nhớ rằng phần mũi nhọn của cà vạt nên chạm đến dây thắt lưng.
Mặc dù kiểu thắt four in hand khá thông dụng, bạn cần học thêm cách thắt windsor knot hoặc half windsor knot để khiến bạn trông khác biệt trong ngày phỏng vấn, vô tình khiến bạn trông tự tin hơn. Hãy tham khảo các cách thắt cà vạt trong bài viết trước của chúng tôi để giúp bạn nhiều hơn nhé!
3. Vớ/Tất
Tránh những đôi vớ quá ngắn khiến chân bạn bị lộ ra! Hãy chọn những đôi vớ cùng màu với giày.
4. Giày
Chúng tôi biết là trong buổi phỏng vấn trực tuyến thì không ai nhìn thấy đôi giày của bạn đâu. Tuy nhiên việc chọn giày tạo cho trang phục có tính liền mạch, bạn sẽ tập trung vào những câu hỏi hơn là đôi chân trần của mình.
Với áo com lê xanh hải dương hay xám than, bạn có thể chọn giày cap toe nâu hay giày oxford đen. Hãy nhớ chọn những đôi giày có mũi tròn, hoặc nhọn nó tạo vẻ ngoài chuyên nghiệp hơn so với những đôi giày mũi hình vuông.
II. Trang phục phỏng vấn casual cho nam
Nếu bạn đang ứng cử vào một vị trí tại công ty theo quy tắc ăn mặc casual, và bộ phận HR đã nhấn mạnh yêu cầu này với bạn trước buổi phỏng vấn, đây là cơ hội tuyệt vời để bạn thể hiện phong cách trang phục của mình sao cho tạo ấn tượng tốt nhất. Quần chinos, khakis hay cotton màu tối đều được, cùng với đó là một chiếc áo sơ mi bỏ thùng vừa vặn.
Áo blazer là lựa chọn lý tưởng nhất khi vừa truyền tải được phong cách casual nơi công sở vừa không quá formal để tạo ấn tượng.
Cà vạt không bắt buộc trong phong cách casual công sở. Chúng tôi nghĩ bạn nên chọn khăn để túi với họa tiết đơn giản được làm từ lụa hoặc có thể dùng cà vạt đan len (knit) sẽ phù hợp.
Hoặc nếu, công ty mà bạn đang chuẩn bị phỏng vấn rất thoáng về cách ăn mặc. Chúng tôi nghĩ bạn chỉ cần chọn cho mình một chiếc áo sơ mi xanh với họa tiết chấm bi giản dị là có thể tự tin trước màn hình phỏng vấn rồi.
III. Trang phục phỏng vấn formal cho nữ
Đối với phái nữ, tương tự như phái nam, việc chọn trang phục sao cho trông thật chuyên nghiệp là điều bắt buộc. Trang phục bạn chọn cho buổi phỏng vấn sẽ thể hiện bạn nghiêm túc đến mức nào cho công việc mà bạn ứng cử. Dưới đây là bài hướng dẫn cách bạn chọn trang phục chuyên nghiệp cho ngày trọng đại này:
1. Com lê
Tông màu tối như xanh hải dương, xám hay đen là lựa chọn tốt nhất cho trang phục phỏng vấn, đặc biệt là với những công ty khuynh hướng bảo thủ. Lưu ý, bạn hãy tránh để lộ phần trang phục bên dưới áo khoác. Nhớ rằng phái nữ với trang phục màu đen thì đẹp hơn so với phái nam, vốn ưa thích những màu sáng hơn, vô tình tạo ra sự tương phản hoàn hảo.
2. Âu phục và váy công sở
Dù bạn thích âu phục hay váy công sở, bạn phải trông thật chuyên nghiệp trong ngày phỏng vấn.
3. Váy
Một chiếc váy được may đo màu trắng hay màu sáng sẽ tuyệt vời hơn khi đi cùng với bộ trang phục công sở của bạn, khiến bạn trông đặc biệt hơn trong ngày phỏng vấn. Bạn có thể chọn thêm phụ kiện thời trang khác như vòng cổ hay trang sức khác.
4. Giày
Tuy giày không phải lúc nào cũng được xuất hiện trong buổi phỏng vấn trực tuyến, mục tiêu của bài viết này vẫn là khiến bạn trở thành chính mình trong trạng thái tốt nhất. Do đó, một đôi giày mid heel hay có mũi là quá đủ.
IV. Trang phục phỏng vấn casual cho nữ
Cũng như các quý ông, các quý bà chỉ nên diện trang phục casual khi có yêu cầu mà thôi. Quần khaki, twill hay cotton là đủ, cùng với váy hay áo cánh, áo khoác hay cardigan (tùy theo thời tiết). Đơn sắc là lựa chọn tối ưu, bạn nên ưu tiên màu sắc sáng nhẹ nhàng, thanh lịch.
Tuy rằng phỏng vấn qua mạng cũng có những yêu cầu tương tự như phỏng vấn truyền thống, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về những yêu cầu đặc thù của nó, đòi hỏi bạn một chút kiến thức đấy.
B. NHỮNG LƯU Ý CHO BUỔI PHỎNG VẤN
1. Làm quen với công nghệ
Nếu bạn chưa từng sử dụng các ứng dụng online như Google Hangouts, Zoom, Skype…, hãy chắc chắn rằng bạn đã cài đặt ứng dụng đó trong máy của mình (Các phần mềm trên có thể cài trên điện thoại hay máy tính qua trang chủ của ứng dụng).
Đảm bảo rằng bạn đã có đường dẫn đến phòng họp trên ứng dụng và mã đăng nhập, được cung cấp từ nhà tuyển dụng. Nếu bạn không có những thông tin này, hãy hỏi nhà tuyển dụng của bạn.
Kiểm tra chiếc máy của bạn – liệu mic và webcam có hoạt động tốt không? Chắc chắn mọi thứ đều hoạt động hoàn hảo để tránh những sự cố phút chót.
2. Tập luyện nói trước máy tính
Một điều bạn cần lưu ý khi phỏng vấn qua mạng, tập nhìn vào webcam khi bạn đang nói chứ đừng nhìn vào màn hình máy tính. Đây là yêu cầu bắt buộc để bạn thể hiện mình là một con người chuyên nghiệp, và cũng là cách để bạn thể hiện bạn đang nhìn về phía người phỏng vấn khi đang nói. Nhìn vào màn hình máy tính làm bạn trông như đang né tránh ánh nhìn của người tuyển dụng – một dấu hiệu cho thấy bạn đang lo lắng hay không chuẩn bị kỹ.
3. Thiết lập một vùng không gian an toàn
Cũng quan trọng không kém phần kỹ thuật, bạn cần phải tạo lập được một vùng không gian mà không có các yếu tố ban ngoài tác động làm xao nhãng buổi phỏng vấn của bạn. Hãy chọn một khu vực tĩnh lặng và ít người qua lại.
Hãy tránh và triệt tiêu tất cả những mối nguy tiềm ẩn sẽ khiến bạn mất tập trung. Một bức tranh nghệ thuật treo tường có thể được chấp nhận nhưng những tấm poster trên kệ sách là những thứ cần phải loại bỏ.
Lý tưởng nhất là bạn làm cho nhà tuyển dụng tập chú vào bạn và câu trả lời của bạn. Bất kỳ xao nhãng nào xuất hiện trong phòng họp sẽ ảnh hưởng đến không khí trong phòng, và quan trọng hơn hết là khiến bạn mất tập trung vào trọng tâm điều bạn đang muốn trình bày.
Tương tự như xao nhãng về mặt hình ảnh, âm thanh cũng là yếu tố cần xem xét đến. Hãy đóng cửa sổ lại để tránh tiếng ồn từ máy cắt cỏ hay xe cộ bên ngoài.
Nếu bạn có con nhỏ, hãy chắc chắn rằng chúng không chen ngang vào buổi phỏng vấn.
4. Kiểm tra kỹ ngày giờ
Bạn chắc chắn không muốn bị lỡ mất buổi phỏng vấn chỉ vì khác múi giờ đâu nhỉ. Hãy kiểm tra kỹ email từ nhà tuyển dụng và bạn đã chuyển thời gian theo múi giờ của bạn. Chỉ một bước đơn giản này thôi cũng giúp bạn tránh những phiền phức hay xấu hổ vì trễ lịch.
5. Không gian phù hợp
Phòng làm việc hay bàn làm việc là đã đủ, song nếu phòng của bạn có hơi bừa bộn thì hãy tính đến phương án sử dụng hình nền ảo của các app. Tương tự như những bước chuẩn bị cho buổi phỏng vấn khác, đây là điều bạn phải tính toán trước, đừng để đợi tới lúc gần bắt đầu mới cuống cuồng tìm chỗ phù hợp.
6. Hãy chuẩn bị kỹ từ trước
Đúng vậy, bạn luôn phải chuẩn bị kỹ càng mọi thứ. Như chúng tôi hay nói, sự thành công của những người nổi tiếng đến từ những nỗ lực thầm lặng của họ. Điều này đúng với cả bạn. Chuẩn bị trang phục cho buổi phỏng vấn trước ít nhất là một ngày.
Ngoài chiếc máy tính quan trọng của mình, bạn cần đem tất cả trang phục, từ áo com lê, sơ mi, quần, cà vạt là phẳng phiu, cùng với tất cả giày (nhớ đánh bóng trước cho dù chúng chẳng xuất hiện trên màn hình đâu).
7. Chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi bạn sẽ gặp
Bây giờ hãy bỏ chuyện áo quần qua một bên, giờ là trọng tâm của sự chuẩn bị.
Bạn không biết bắt đầu từ đâu? Hãy thử nghĩ những điều mà nhà tuyển dụng có thể sẽ thắc mắc trong hồ sơ, lý lịch của bạn và ghi nó ra một tờ giấy đọc kỹ. Ví dụ, họ sẽ muốn biết vì sao bạn rời công việc cũ, hay tại sao bạn lại chuyển ngành?
Dự đoán những câu hỏi mà nhà tuyển dụng hay sử dụng, nó sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn và thoải mái khi bước vào buổi phỏng vấn.
8. Ghi lại những câu hỏi của bạn
Có những câu hỏi hay sẽ cho người phỏng vấn bạn hiểu rằng bạn đã tìm hiểu kỹ về lĩnh vực, công ty và vị trí mà bạn đang ứng tuyển vào. Những câu hỏi tập trung vào 3 điều này cho thấy bạn thật sự nghiêm túc với công việc tương lai.
Hãy hỏi đúng trọng tâm vì đó là điều gây ấn tượng tốt.
9. Có mặt sớm trước buổi phỏng vấn
Trong buổi phỏng vấn truyền thống, có mặt trước 10 phút là thói quen tốt thì với những buổi phỏng vấn trực tuyến, thông thường các ứng viên được phỏng vấn liên tiếp (sử dụng cùng một đường dẫn phòng họp) nên bạn chỉ nên có mặt sớm trước 2-3 phút để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn của bạn được bắt đầu.
C. TRONG LÚC PHỎNG VẤN
1. Giữ nguyên tư thế, bình tĩnh và tự tin
Mặc dù việc thể hiện năng lực bản thân sẽ giới hạn cách bạn trả lời câu hỏi cũng như loại câu hỏi bạn nên sử dụng, việc thể hiện được nét duyên dáng, dí dỏm là điểm nhấn tuyệt vời để tăng sự tương tác trong suốt buổi phỏng vấn. Hãy duy trì giao tiếp bằng mắt, thể hiện thái độ thoải mái nhưng đầy tự tin, duy trì được sự tôn trọng và đặt câu hỏi sẽ giúp phía bên kia nhận thấy bạn là người đáng tin cậy, thân thiện và dễ mến.
2. Phản hồi và phản ứng trong buổi phỏng vấn
Nhà tuyển dụng sẽ luôn đánh giá bạn trong suốt buổi phỏng vấn về năng lực và khả năng suy luận, điều này thể hiện qua khả năng xử lý vấn đề được đặt ra. Cách bạn phản hồi lại những câu hỏi này cũng như phản ứng của bạn sẽ thể hiện bạn có năng lực hay không, có hiểu được vai trò của bạn và cũng như cách bạn xử lý những vấn đề không lường trước được với thái độ bình tĩnh, điềm đạm không.
Sau đây là những gợi ý:
Chỉ trả lời sau khi họ đã hỏi xong. Tránh chen ngang nhà tuyển dụng khi họ đang nói. Nếu bạn không chắc chắn với câu trả lời của mình, hãy trả lời rõ ràng là bạn không biết. Không có gì tồi tệ hơn việc bị đánh giá là nhận thức sai hay tự tin thái quá.
Liên quan đến những câu hỏi thuộc lĩnh vực nghề nghiệp của bạn, chẳng có gì sai nếu bạn yêu cầu nhà tuyển dụng cho bạn thời gian vài phút để suy nghĩ. Cúi đầu xuống nếu cần thiết, cố giữ bình tĩnh và suy nghĩ cách giải quyết trong đầu. Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá xem bạn có đang chọn đúng cách tiếp cận vấn đề không.
3. Trước khi kết thúc buổi phỏng vấn
Khi nhà tuyển dụng muốn kết thúc buổi phỏng vấn, bạn thường sẽ được hỏi liệu bạn có thắc mắc hay câu hỏi gì không (bạn cần chuẩn bị trước phần này). Khi đặt câu hỏi, cần nhớ tránh thể hiện sự kiêu ngạo. Thay vào đó, câu hỏi của bạn nên thể hiện bạn thích thú với công việc tương lai đó, tấm lòng khao khát được học hỏi và mong muốn phát triển cùng công ty.
Đó là tất cả trong bài hướng dẫn hôm nay. Chúng tôi mong rằng bạn thấy bài viết này hữu ích và thú vị, và hãy nhớ chia sẻ bài viết này như là lời động viên và khích lệ chúng tôi trong việt tạo ra những bài viết hướng dẫn có giá trị nhé!