Com lê (Suit) đã trở thành một biểu tượng thời trang đẳng cấp cho các quý ông. Chúng xuất hiện khắp mọi nơi trên thế giới và trong nhiều sự kiện mà bạn có thể không nghĩ đến.

Tuy nhiên, trang phục kinh điển này không phải tự nhiên xuất hiện. Chúng ta hãy cùng quay ngược thời gian để tìm hiểu về nguồn gốc của những chiếc áo Com lê (Suit), chúng đã thay đổi thế nào theo thời gian và phong cách thời trang ngày xưa thay đổi thế nào trong xu hướng hiện đại ngày nay. Những quý ông mặc Com lê ngày càng lịch lãm hơn qua nhiều thế kỷ!

Nhung và Lụa – Sự rực rỡ của phong cách Hoàng gia

Về cơ bản, một bộ Com lê là trang phục được may theo một mục đích nhất định. Vì vậy, chúng ta hãy nhìn lại quá khứ xa xưa, nhìn lại những trang phục dành cho hoàng tộc ở thế kỷ 17 để tìm hiểu về nguồn gốc của bộ Com lê đầu tiên.

Trang phục hoàng gia ngày trước hoàn toàn khác biệt với những gì bạn biết ngày nay. Chúng bao gồm một bộ tóc giả màu trắng, quần chẽn dài tới đầu gối. Tuy nhiên, phần áo lại được may rất dài, quần chẽn và áo khoác ngoài được may từ cùng một loại vật liệu có màu sắc rực rỡ. Chúng thường là loại vải mịn, như nhung hay lụa, và được thêu tinh xảo, lộng lẫy. Từ đây đã xuất hiện phong cách chọn những loại vải có thể phối với nhau.

Vào thế kỷ 18, trang phục hoàng gia có chút thay đổi. Nhiều hoàng gia Châu Âu đã sáng tạo ra trang phục dành riêng cho những thành viên thuộc hoàng tộc và đồng phục cho những hầu cận của họ. Thường thì những trang phục này mang xu hướng quân đội, loại bỏ những chi tiết cầu kỳ, rườm rà trên trang phục của thế hệ trước. Các trang phục này được may từ những vật liệu mang tính thực tiễn hơn và theo xu hướng đồng nhất, không còn tính cá nhân.

Vì vậy, những trang phục ngày nay kế thừa điều gì từ thời kỳ hào hoa và rực rỡ này? Những bộ com lê màu sáng vẫn rất phổ biến, đặc biệt là trong những tháng hè. Ví dụ như bộ Com lê vải len của Sandro (Paris) là sự kết hợp giữa sắc thái đơn giản và màu sắc nổi bật. Đây là một bộ com lê tuyệt vời nếu bạn muốn khẳng định bản thân và biết cách tận hưởng!

Cà vạt, chủ nghĩa hào hoa và thời kỳ nhiếp chính

Bước tiến quan trọng đầu tiên đối với những bộ Com lê mà chúng ta thấy ngày nay xảy ra vào khoảng đầu thế kỷ 19 nhờ vào Beau Brummell người Anh.

Beau Brummell

Brummel được biết đến như một người con của thành thị, bạn thân của vị vua tương lai của nước Anh George IV và nhà cách mạng trong thời trang. Ông là người đi đầu xu hướng của giới thượng lưu trong xã hội thời kỳ ấy và có những ý tưởng mới lạ về trang phục cho nam giới.

Thay vì những trang phục “lộng lẫy” như trước đây, Brummel đã cho ra đời một phong cách thời trang đơn giản hơn, gọn gàng hơn trong khoảng đầu thế kỷ 19. Thẳng thừng nói không với những trang trí rườm rà và không cần thiết, trang phục của ông bao gồm Cà vạt hoặc nơ kết hợp với áo đuôi tôm màu sẫm, quần và áo gile màu nhạt. Tổng thể trang phục thể hiện sự tinh tế và thông minh của người thiết kế. Nhờ vào sức ảnh hưởng to lớn của ông, phong cách thời trang này đã nhanh chóng nổi lên.

Nhiều người đã tranh luận liệu Brummell có phải là người duy nhất nhận được lời khen vì thiết kế mới lạ này của mình. Một số cho rằng thiết kế của ông lấy cảm hứng từ những bộ com lê hậu cách mạng ở Pháp, bao gồm áo khoác, áo gi lê và quần tây dài tới gót. Dù kết quả có ra sao thì chúng ta biết rằng chúng ta nên cảm ơn thời kỳ này vì những bộ com lê tinh tế mà chúng ta có ngày nay.

Kể từ khi Brummel (hay trang phục hậu cách mạng Pháp) cho ra đời những bộ com lê gọn gàng, chưa bao giờ chúng trở nên lỗi thời. Những bộ trang phục HANSEN của Christoffer là một ví dụ điển hình. Chiếc áo được thiết kế cực kỳ đẹp mắt với ve áo cao, đường xẻ ở đuôi áo, túi áo có nắp đậy ở phía trước. Được may từ hỗn hợp vải lanh Ý và visco, chiếc áo blazer này rất thoải mái và nhẹ khi mặc. Bạn có thể xem nó như một chiếc áo blazer thể thao hay kết hợp với quần tây và áo gi lê. Quả là tuyệt vời.

Cuộc cách mạng công nghiệp và tiêu chuẩn trang phục hàng ngày

Vài thập kỷ trôi qua, vào đầu thời đại Victoria, những thay đổi này về trang phục nam giới ngày càng được lan rộng. Áo khoác sớm mai (The ​morning coat), một loại áo khoác có đường viền xéo tạo thành đuôi ở phía sau áo, được xem là đại diện cho phong cách informal. Cái tên của nó cho chúng ta một manh mối. Trang phục này được những quý ông sống ở thế kỷ 19 mặc khi cưỡi ngựa vào buổi sáng sớm – định hình cho phong cách informal xuyên suốt nhiều năm sau!

Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 19, những bộ áo khoác sớm mai được chấp nhận trở thành trang phục formal của các quý ông. Tầng lớp trung lưu trong giai đoạn này ngày càng tăng về số lượng do hưởng lợi từ cuộc cách mạng công nghiệp cần một trang phục chỉnh chu để thể hiện đẳng cấp của mình. Chiếc áo khoác sớm mai trở thành một trang phục hoàn hảo cho họ.

Áo com lê tà dài là một trang phục khác liên quan đến thời kỳ này và có họ hàng với những bộ com lê mà chúng ta thấy ngày nay. Ban đầu, chúng là những trang phục phục vụ mục đích thể thao hay vùng duyên hải.

Tuy nhiên, vào thời kỳ Edward, trang phục này xuất hiện trong khu vực thành thị, và được biến tấu tà dài phía sau thành nhiều kích thước khác nhau.

Thay vì đơn giản thể hiện tầng lớp xã hội, áo com lê trở thành một cách thể hiện bạn là ai và nghề nghiệp của bạn là gì. Ví dụ, pinstripes gắn liền với lĩnh vực ngân hàng. Đồng phục của các ngân hàng thời kỳ này bao gồm bộ quần áo với các họa tiết sọc đặc trưng. Kể từ đó, họa tiết kẻ sọc làm người ta liên tưởng đến tiền bạc và thành đạt.

Trang phục loại này vẫn rất phổ biến ngày hôm nay, điển hình là bộ com lê kẻ sọc đến từ thương hiệu Corneliani.  Họa tiết ca rô trên bộ trang phục khiến người xem liên tưởng đến họa tiết kẻ sọc ngày xưa. Được làm từ len nguyên chất 100% cho nên bộ com lê mang đến sự thoải mái cho người mặc.

Corneliani

Thời kỳ chiến tranh và hậu Thế Chiến

Kỷ nguyên phát triển com lê cuối cùng diễn ra vào giữa hai cuộc chiến tranh thế giới và kéo dài nhiều năm sau đó.

Sau Thế Chiến thứ nhất, hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày đều có sự thay đổi, bao gồm cả trang phục hàng ngày. Những chiếc áo khoác sớm mai không còn phù hợp với tình hình hiện tại và được cho là rườm rà với chiếc đuôi tôm đã lỗi mốt. Thay vào đó, nam giới chọn lựa áo khoác ngắn hơn, gần giống với trang phục ngày nay.

Photo from Royal Ascot 1923

Chiều dài của một chiếc áo khoác đã thay đổi rất nhiều qua vài thập kỷ, đồng thời khái niệm trang phục vừa vặn cũng thay đổi theo dẫn đến thay đổi trong quần tây và áo khoác ngoài. Sự khác biệt giữa tầng lớp trong xã hội không còn phản ánh qua sự khác biệt của kiểu dáng mà qua sự tinh xảo trong chất liệu của trang phục người mặc.

Sau Thế Chiến thứ hai, phong cách thời trang Com lê còn được đơn giản hóa mạnh mẽ hơn. Nổi bật nhất là sự thay đổi trong việc phân bổ lượng vải trên trang phục theo hướng phức tạp hơn dẫn đến một vài phong cách không còn được ưa chuộng. Áo com lê trở nên thực dụng hơn, cắt giảm các chi tiết để tạo ra một trang phục gọn gàng nhưng rất tinh tế và đẳng cấp; lần đầu tiên trong lịch sử, Com lê bất biến theo thời gian.

Trong những năm tiếp theo, xuất hiện những phiên bản chuyển thể của trang phục Com lê như Com lê Mod trong thập niên 60 và Com lê Disco trong thập niên 70.

Ngoài trang phục bảo hộ lao động, trang phục của công nhân và thợ thủ công cũng được hòa nhập vào phong cách com lê ngày nay. Những chiếc áo Blazer 4 nút màu xanh biển bắc là một ví dụ.

Với sự quan tâm ngày càng nhiều đến những trang phục có thể sử dụng lâu dài, độ bền, tính thực tiễn và linh hoạt của trang phục đang dần hồi sinh. Trang phục ngày nay không cần phải quá sặc sỡ hay thể hiện tâm trạng người mặc. Chúng chỉ cần vừa mắt và độ bền cao.

Trên đây là lịch sử của chiếc áo com lê mà bạn vẫn thấy hàng ngày. Thật thú vị khi tìm hiểu về nguồn gốc và từng phong cách thời trang trong lịch sử và môi trường thúc đẩy sự phát triển của chúng. Hãy thử nhìn những thời kỳ lịch sử với con mắt hiện đại để thấy sự liên kết của chúng với quá khứ. Và nếu bạn đang cần lời khuyên cách phối Com lê và những trang phục thời trang nam hãy tìm bài viết hướng dẫn trên web: CAVAT.com của chúng tôi. Hy vọng rằng bạn sẽ thích nó!