Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ thảo luận về trang phục đám cưới mùa đông dành cho nam. Để các bạn tiện theo dõi, chúng tôi sẽ chia bài viết thành các mục như trang phục đám cưới formal (cho những bữa tiệc ban ngày & black tie), trang phục đám cưới casual (cho bữa tiệc cưới ban đêm & ngoài trời). Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ hướng dẫn từng loại trang phục cho cả phù rể, chú rể, bố của chú rể cũng như khách mời dự tiệc!

Ngày cưới sắp đến gần. Chỉ còn vài ngày nữa thôi là đến ngày trọng đại của cuộc đời bạn, mọi thứ đều đã được chuẩn bị kỹ càng. Địa điểm tổ chức đã có. Các phần mục trang trí đã được lên kế hoạch chi tiết. Thực đơn đã được thiết lập. Bạn cũng đã chọn được cho mình một danh sách các bài hát sẽ được phát trong buổi tiệc cưới mà bạn yêu thích. Còn điều gì nữa mà bạn chưa nghĩ đến không?

Bỗng, bạn nhận ra rằng có một thứ bạn chưa nghĩ đến. Sự lo lắng nhanh chóng chuyển thành cảm giác sợ hãi tột cùng. Bạn hoàn toàn không biết mình sẽ chọn bộ đồ nào cho đám cưới của mình, cũng như trang phục cho phù rể. Điều này sẽ khiến cô dâu của bạn cảm thấy khó chịu. Bạn chắc chắn không muốn cô nàng nổi giận đâu nhỉ.

Đôi lúc chúng ta có ý nghĩa hoang dại khi chọn trang phục đám cưới như DiCaprio trong phim Revenant với áo khoác lông thú dày, song việc ăn mặc chải chuốt, bảnh bao vào ngày trọng đại là điều quan trọng. Chúng tôi sẽ giúp đỡ cho bạn chọn cho mình một trang phục cưới mùa đông hoàn hảo.

Như đã nói ở trên, bài viết này sẽ được phân thành hai phần chính với trang phục formal và bán formal. Trang phục formal sẽ theo tiêu chuẩn với cà vạt đen (tiệc tối) hay cà vạt trắng (tiệc sáng), trong khi trang phục bán formal sẽ theo tiêu chuẩn âu phục.

TRANG PHỤC ĐÁM CƯỚI MÙA ĐỘNG – TIỆC BAN NGÀY

Đám cưới diễn ra vào ban ngày, quy tắc trang phục formal sẽ cần một bộ trang phục cưới phù hợp với áo khoác ngoài đuôi dài, mặc cùng với áo ghi lê và quần tây trang trọng. Bạn có thể thấy lạ lẫm với trang phục kiểu này nhưng ở các nước như Anh Quốc, đây là quy tắc ăn mặc được tuân thủ nghiêm ngặt. Tổng quan, trang phục cưới mùa đông vào ban ngày bao gồm:

  • Áo khoác ngoài đuôi dài màu đen hoặc xám
  • Quần tây kẻ sọc màu đen hoặc xám
  • Áo sơ mi khuy măng sét kiểu Pháp màu trắng hoặc xanh dương nhạt
  • Áo ghi lê
  • Cà vạt lụa
  • Giày đen được đánh bóng kỹ càng (không phải loại giày pump cổ điển thường được mang cùng với áo tuxedo)

Còn được biết đến với cái tên “Trang phục cưới formal ban ngày, trang phục cưới với áo khoác đuôi dài là loại trang phục formal nhất trong một sự kiện diễn ra trong thời điểm trước khi mặt trời lặn. Cần lưu ý rằng bạn đừng nhầm lẫn quy tắc trang phục này với những quy tắc khác ít formal hơn như trang phục cưới ban ngày hay trang phục cưới màu xám, vốn cũng có áo khoác đuôi dài, áo ghi lê, quần tây nhưng theo tông màu xám.

Phiên bản ít formal của loại trang phục này thường được sử dụng cho những sự kiện mang tính lễ hội nhiều hơn, chẳng hạn như đám cưới mùa hè hay những cuộc đua ngựa.

Vì tính chất formal của trang phục cưới ban ngày, đây được xem là quy tắc trang phục đặc biệt, giới hạn trong một số đám cưới mang tính sự kiện quốc gia hay của xã hội. Đôi khi nó cũng được áp dụng cho các buổi lễ tại nhà thờ hay trong các câu lạc bộ của quý ông.

Thuật ngữ trang phục cưới ban ngày có nguồn gốc từ tập quán của các quý ông sinh sống ở thế kỷ 19 với thói quen cưỡi ngựa vào ban ngày với chiếc áo khoác ngoài xẻ ngực.

ÁO KHOÁC NGOÀI

Thành phần quan trọng nhất của bộ trang phục cưới ban ngày dĩ nhiên là áo khoác ngoài. Đây là loại áo có hình dáng tương tự như áo đuôi tôm. Các phiên bản hiện đại của trang phục này có thêm cải tiến với nút cài đơn, ve áo dài ở phần ngực, đuôi áo uốn cong. Theo truyền thống, áo khoác dài chỉ có hai màu đen và xám, ngày nay áo khoác dài xanh hải dương đang dần trở thành một lựa chọn phổ biến hơn.

Áo khoác ngoài ban ngày này đặc trưng với kiểu may ôm sát cơ thể của người mặc. Khi không cài, hình dáng của áo sẽ được duy trì bởi đường viền cứng của áo, phải ôm sát vùng ngực và eo, không được có nếp nhăn. Đường may phần vai phải xuôi theo với chiều dài vai tự nhiên của người mặc, được may đo cẩn thận tương tự như trang phục com lê buổi tối vậy.

Về tổng thể, áo khoác ngoài ban ngày có hình dáng giống như chữ S với phần eo thuôn dài và sà ra ở phần lưng. Sự thon gọn này cực kỳ quan trọng, hơn hẳn những bộ com lê thông thường.

Một điểm bạn cần phải lưu ý đó là áo khoác ngoài có chiều dài thân áo tới tận phần đầu gối. Tuy nhiên, độ dài này có thể thay đổi tùy theo sở thích, phong cách của từng người cũng như hình dáng cơ thể của người mặc. Nếu bạn mong muốn có một phong cách hiện đại, trẻ trung hơn thì bạn có thể chọn may một chiếc áo khoác có đuôi áo ngắn hơn một chút.

Để đạt được hiệu quả cao nhất của vẻ ngoài thon gọn, áo khoác ngoài ban ngày luôn luôn đi cùng với kiểu ve áo xếch, làm nổi bật sự chú ý từ phần vai đến eo của người mặc.

Áo khoác ngoài thường được làm từ vải nỉ hay vải len thô, không có họa tiết hoặc họa tiết hình xương cá. Đối với loại áo khoác làm từ vải len thô, hãy chọn loại áo được làm từ loại vải dệt có chỉ số sợi cao và có họa tiết nổi bật thay vì chọn loại không có họa tiết.

QUẦN TÂY

Trang phục cưới ban ngày thông thường yêu cầu quần tây formal – tông màu xám với sọc đen. Đây được xem là loại họa tiết formal cổ điển, tuy nhiên họa tiết nanh sói đang ngày càng chiếm ưu thế những năm gần đây.

Để theo đúng tiêu chuẩn trang phục mà chúng tôi đã đề cập ở trên về trang phục formal và bán formal, chúng tôi khuyên bạn chỉ nên chọn quần tây họa tiết nanh sói màu xám với áo khoác màu đen hay xanh hải dương. Họa tiết nanh sói đi cùng với áo khoác ngoài và áo ghi lê cùng màu sẽ khiến trang phục của bạn được xếp loại là ít formal, làm mất đi ý định ban đầu của quy tắc trang phục formal cần có.

Quần tây cho trang phục cưới ban ngày nên có gấu cao, dễ hiểu là phần mắt cá của bạn không được có mảnh vải nào bó xung quanh. Tốt nhất gấu quần chỉ cao hơn phần mép giày của bạn một chút.

Lưu ý rằng quần tây của trang phục cưới ban ngày không đi cùng với thắt lưng, vì khi sử dụng thắt lưng chúng được xem là trang phục formal quá mức. Hơn nữa, quần tây của bạn là loại cạp cao, với cạp quần cao vừa đủ để che phần đuôi của áo ghi lê. Như vậy, quần tây của bạn nên có bộ điều chỉnh bên hông hoặc mặc cùng với dây đai quần.

ÁO SƠ MI

Áo sơ mi cho loại trang phục này thường có màu trắng hoặc tông màu paisley nhạt (như màu xanh dương hay hồng nhạt) với cổ tay áo có khuy măng sét kiểu Pháp. Áo sơ mi trắng được xem là lựa chọn formal nhất, áo sơ mi có màu sáng nên đi cùng khuy măng sét kiểu Pháp và cổ áo màu trắng để tăng vẻ ngoài formal tùy theo sự kiện bạn tham dự.

Áo sơ mi loại này ngoài phần cổ áo và cổ tay áo có màu khác biệt, còn lại thường đồng màu, tuy nhiên có thể vẫn có những đường sọc dọc mảnh màu sáng. Ngoài ra, áo sơ mi cũng có thể có màu hoa oải hương, hồng đào, vàng hay xanh pastel.

ÁO GHI LÊ

Áo ghi lê cho trang phục cưới ban ngày thường có tông màu trắng, màu xám nhạt, vàng hay màu be. Một chiếc áo ghi lê tiêu chuẩn sẽ là loại có một hoặc hai hàng nút, trong đó loại hai hàng nút phổ biến hơn. Loại hai hàng nút thường là loại ghi lê có ve xếch hoặc ve trơn (thay vì ve chữ V hay không có ve áo như loại ghi lê một hàng nút).

Tuyệt đối áo ghi lê không được hở lưng!

CÀ VẠT

Bạn có thể sử dụng khăn ascot cho trang phục cưới formal ban ngày, tuy nhiên cà vạt là lựa chọn phổ biến hơn nhiều. Vì tính formal của loại sự kiện này, bạn nên chọn loại cà vạt không họa tiết, đơn sắc hoặc họa tiết foulard (loại cà vạt có họa tiết hình học lặp đi lặp lại).

Mặc dù màu sắc của cà vạt phải đậm hơn so với trang phục khác, nhưng bản chất của họa tiết trên cà vạt của bạn sẽ làm nó nổi bật hơn, tăng tính trang trọng hơn cho bộ đồ của bạn.

PHỤ KIỆN THỜI TRANG

Một chiếc khăn để túi vải lanh trắng được xếp nếp hoàn hảo là cách tuyệt vời nhất để điểm xuyết cho chiếc cà vạt của bạn trong tổng thể trang phục formal mà bạn diện cho sự kiện đám cưới ban ngày! Sự biến đổi về kết cấu và vật liệu bằng việc kết hợp một chiếc khăn để túi vải lanh và một chiếc cà vạt lụa sẽ thêm chiều sâu và độ tinh tế của trang phục.

Ngoài ra, bạn có thể chọn loại khăn để túi không họa tiết hoặc họa tiết nhẹ nhàng. Chúng tôi cho bạn một mẹo nhỏ: kết hợp khăn để túi có họa tiết với một cà vạt không họa tiết, hoặc ngược lại, đặc biệt trong các sự kiện formal, để trang phục của bạn không trông nhàm chán, đơn điệu.

Các phụ kiện thời trang khác có thể đi kèm bao gồm kẹp cà vạt và hoa cài áo. Thanh kẹp cà vạt giúp tăng thêm độ chi tiết cho trang phục, trong khi hoa cài áo sẽ là một mảnh trang trí tuyệt vời cho trang phục cưới của bạn. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn chỉ sử dụng 2 trong 3 phụ kiện sau đây cùng một lúc: cà vạt lụa, khăn để túi và hoa cài ve áo.

Nếu bạn muốn đội một chiếc mũ trong sự kiện của mình, hãy chọn loại mũ xám hoặc đen. Còn không, tốt nhất bạn nên để lại chiếc mũ ở nhà.

GIÀY

Những đôi giày lý tưởng nhất là giày oxford cap toes làm từ da bò, màu đen được đánh bóng kỹ càng. Nếu không, bạn có thể chọn loại giày lười Venetian để tăng nét tinh tế. Xin lưu ý rằng loại giày da bóng không được xem là phù hợp với sự kiện đám cưới ban ngày.

TRANG PHỤC ĐÁM CƯỚI BLACK TIE – TIỆC BAN ĐÊM SAU 6H CHIỀU

Trang phục đám cưới formal mùa đông cho sự kiện diễn ra buổi tối thường yêu cầu quy tắc ăn mặc black tie (áo tuxedo). Quy tắc black tie bao gồm:

Áo khoác jacket màu đen hoặc xanh đậm

Áo sơ mi cổ tay áo khuy măng sét kiểu Pháp màu trắng

Cà vạt hoặc nơ cổ màu đen

Giày oxford da bóng hoặc giày pumps đen

Áo khoác ngoài một hàng nút (không bắt buộc)

Dây cummerbund đen (không bắt buộc, không được mặc cùng áo khoác ngoài)

ÁO KHOÁC NGOÀI

Áo khoác ngoài tiêu chuẩn black tie là loại áo khoác không đuôi (so với áo khoác ngoài của tiệc cưới ban ngày), được làm bằng len từ lông cừu, tông màu đen hoặc xanh đậm, có ve áo và nút cài được phủ một lớp lụa. Chính lớp lụa phủ này ở phần ve áo là yếu tố chính để phân biệt áo khoác black tie với com lê thông thường.

Trong khi tông màu đen được xem là chuẩn mực của loại áo khoác black tie, màu xanh đậm lại được xem là tông màu cổ điển. Màu xanh cực đậm này phổ biến từ những năm 1930 nhờ vào đặc tính trông tinh tế, sắc màu hơn dưới ánh sáng nhân tạo so với tông màu đen. Chính vì vậy mà tông màu xanh đậm được yêu thích hơn và nổi bật hơn so với tông màu đen.

Trang phục com lê formal thường được làm từ vải len thô chưa hoặc đã qua xử lý, còn tuxedo được may từ loại vải len có sợi vải mỏng hơn. Tuy điều này làm tăng khả năng bị hư hỏng hay rách cho áo nhưng ít khi chúng ta có dịp sử dụng áo tuxedo nên đây không phải là một vấn đề lớn.

MỘT HAY HAI HÀNG NÚT CÀI

Trong khi loại một nút được xem là formal hơn, loại áo khoác hai nút thịnh hành hơn trong các sự kiện black tie. Một lựa chọn khác (tuy ít phổ biến hơn) là loại áo khoác hai hàng nút, tôn vinh những quý ông có thân hình mảnh mai bằng cách giúp họ trông to hơn.

LỚP PHỦ VE ÁO

Một trong những đặc điểm phân biệt của áo khoác tuxedo là lớp trang trí phần ve áo, hay còn gọi là lớp phủ ve áo. Lớp trang trí này không chỉ giúp chiếc áo khoác thêm tinh tế mà còn nhấn mạnh sự nam tính của cổ áo chữ V mà tất cả quý ông đều đang nhắm đến. Ở những chiếc áo khoác cao cấp, lớp phủ này được làm từ lụa nguyên chất, còn những chiếc áo khoác dòng thấp hơn sử dụng vật liệu tổng hợp.

Lớp phủ ve áo làm từ lụa có thể ở dạng mịn màng của sa tanh hay có kết cấu gân nổi hơn của grosgrain. Điều bạn cần lưu ý là loại vật liệu ở phần ve áo này sẽ giúp xác định loại vật liệu được sử dụng cho cà vạt, dây cummerbund hay thậm chí cả áo ghi lê.

ÁO SƠ MI

Điều bắt buộc khi bạn chọn áo sơ mi đi cùng với tuxedo đó là phải là áo sơ mi trắng không họa tiết. Khác với áo sơ mi trắng cổ điển, áo sơ mi trắng tuxedo có những đặc điểm sau:

Bosom: Một chiếc áo sơ mi tuxedo formal tiêu chuẩn sẽ có một mảnh họa tiết trang trí hình chữ nhật dọc theo thân áo. Có hai kiểu dáng chính: loại xếp ly (dọc theo thân áo) và loại cứng (được làm từ các sợi vải cứng). Cả hai loại đều phù hợp với quy tắc black tie, tuy nhiên loại cứng được xem là trang trọng hơn nhờ kiểu dáng cứng cáp, nam tính. Loại sơ mi xếp ly được xem là loại sơ mi linh động, mềm mại hơn.

Đinh tán: Áo sơ mi tuxedo không có khuy cài áo như thông thường mà hai bên sẽ có những lỗ cài khuy, còn khuy áo sẽ được thay bằng những đinh tán nhỏ. Những đinh tán này được sắp xếp nằm cách nhau khá xa, thông thường không quá 3 hay 4 đinh tán trên một chiếc áo sơ mi.

Khuy măng sét: Khuy măng sét kiểu Pháp là tiêu chuẩn thông thường trên một chiếc áo sơ mi tuxedo. Mặc dù áo sơ mi tuxedo thường được bán kèm với đinh tán và khuy măng sét, điều này là không bắt buộc. Tuy nhiên, hai phụ kiện này nên có cùng một tông màu và bổ sung cho nhau.

Cổ áo: Khi chọn một chiếc áo sơ mi tuxedo, có hai loại cổ áo phổ biến nhất. Cổ áo có nút cài là loại cổ áo tiêu chuẩn, cổ áo wingtip là loại cổ áo, tách biệt hoàn toàn với áo sơ mi tuxedo, với nếp gấp nhỏ ở dưới cằm.

MẢNH VẢI QUANH EO

Một yếu tố khác phân biệt giữa com lê và tuxedo chính là sự xuất hiện của một mảnh vải quấn quanh eo. Chính mảnh vải nhỏ này đã làm tăng thêm vẻ ngoài đa dạng, phức tạp của một bộ trang phục Black Tie tiêu chuẩn.

Dây cummerbund, thường được làm từ cùng loại chất liệu với lớp phủ ve áo của tuxedo, là một mảnh thắt lưng vải cứng quấn xung quanh phần thắt lưng của bạn. Các nếp gấp hướng lên trên, trông như một chiếc túi nhỏ.

Ngoài việc xuất hiện để tăng vẻ thẩm mỹ của dây cummerbund, việc xuất hiện một mảnh vải vùng eo giúp cho trang phục của bạn đồng đều hơn khi nhìn từ eo trở xuống, do đó vô hình làm nổi bật nếu bạn sở hữu một vóc dáng thon dài. Nói cách khác, dây cummerbund giúp bạn trông cao và mảnh mai hơn.

ÁO GHI LÊ

Được cho là mang phong cách truyền thống hơn dây cummerbund, áo ghi lê phong cách tuxedo có vài điểm khác biệt so với một ghi lê trong thành phần áo com lê 3 phần. Thân áo ghi lê tuxedo ngắn hơn và phần đuôi rộng hơn, để lộ mặt trước của chiếc áo sơ mi.

Một số áo ghi lê tuxedo không có phần lưng, điều chỉnh độ rộng bằng dây đeo có khóa hoặc khuy cài. Bạn nên chọn áo ghi lê tuxedo được may từ cùng một loại vật liệu với lớp phủ ve áo (lụa, grosgrain hoặc sa tanh).

QUẦN TÂY

Một điểm khác biệt nữa ở quần tây trang phục black tie là những đường may bên ngoài phải được che đi bởi một mảnh vải nhỏ cùng chất liệu với phần ve áo (lụa, sa tanh hoặc grosgrain). Quần tây là loại cạp cao, để cho phần vải quấn quanh eo (dây cummerbund hoặc áo ghi lê) có thể hoàn toàn che hết phần eo.

Mặc dù quần tây tiêu chuẩn có thể mặc cùng với dây thắt lưng, bạn không nên chọn cách tiếp cận này trong tiêu chuẩn black tie. Thay vào đó, bạn có thể chọn dây đai quần hoặc khóa bên hông quần.

GIÀY PUMP FORMAL

Giày pump phong cách formal có nguồn gốc từ các trang phục triều đình ở thế ký 18, đã thay đổi rất nhiều trong vòng 300 năm tiếp theo. Đối với giày pump, mục đích ban đầu là để làm nổi bật những bàn chân có kích thước nhỏ, làm cho người mang thoải mái bước đi trên ngón chân của họ.

Để đáp ứng tiêu chuẩn trang trọng của quy tắc black tie, những đôi giày pump được làm từ da đã được đánh bóng. Độ bóng và óng ánh của đôi giày sẽ tương đồng với những yếu tố khác trên trang phục (nơ, ve áo, cúc áo, áo ghi lê…), trở thành một phần của sự tương phản tinh tế trong trang phục tuxedo.

Giày pump cho sự kiện formal buổi tối thường được trang trí thêm một chiếc nơ làm từ lụa, nơ dạng thắt hoặc mảnh vải hình nơ, nhằm bổ sung chi tiết cho trang phục và tương đồng với chiếc nơ đeo ở cổ, tạo cảm giác đối xứng liền mạch.

Theo truyền thống thì vật liệu tạo nên chiếc nơ này cùng loại với vật liệu phủ ve áo, nơ trên giày pump chủ yếu làm từ vải grosgrain, được phủ một lớp làm mờ để cân bằng độ sáng của da giày đã được làm bóng.

GIÀY OXFORD

Nếu bạn phân vân không biết lựa chọn loại giày da nào để mang, đối với giày oxford màu đen thì bạn có 3 lựa chọn sau: da bóng, da bò láng hoặc nhung. Trong ba loại, da bóng là loại phổ biến nhất và được cho là phù hợp tiêu chuẩn nhất.

Mặc dù giày oxford nhung không formal như giày da bóng, nó trông cực kỳ bảnh bao khi mặc cùng với một chiếc áo tuxedo.

Cuối cùng, giày da bò, mặc dù nó không phản chiếu ánh sáng nhiều như giày da bóng hoặc không có lớp làm mờ như nhung, nó mang lại nét tinh tế, thanh lịch riêng của mình.

NƠ CÀI CỔ ÁO

Nơ cài cổ áo được xem là phụ kiện thời trang phong cách nhất trên một bộ trang phục tuxedo. Nơ phải có màu đen (dĩ nhiên rồi), được làm từ cùng loại vật liệu ở ve áo.

Do đó, họa tiết, hoa văn của nơ phải tương ứng với hoa văn của ve áo – ve áo bằng sa tanh thì nơ sa tanh, ve áo grosgrain thì nơ phải có họa tiết đường gân.

Nếu bạn thắt nơ với cổ áo wingtip, nơ phải được đặt phía trước nếp gấp. Một số người cho rằng đây chỉ là một hình thức đáp ứng tiêu chuẩn black tie, tuy nhiên nó đồng thời mang tính thực tiễn cao khi những nếp gấp cổ áo sẽ giữ cho nơ ở đúng vị trí.

CỔ TAY ÁO VÀ KHUY MĂNG SÉT

Đinh tán cài áo sơ mi (hoặc ghi lê, nếu cần), khuy măng sét thường được làm từ mã não. Không bắt buộc khuy măng sét và đinh tán cài áo phải cùng vật liệu nhưng ít nhất bạn cũng hãy khiến chúng tô điểm cho nhau.

KHĂN ĐỂ TÚI

Những trang phục black tie cận đại yêu cầu phải có một chiếc khăn để túi bằng lụa màu trắng, những người theo chủ nghĩa thuần túy sẽ cho rằng độ bóng của lụa sẽ làm lu mờ vẻ đẹp của phần ve áo.

Do đó, những quý ông theo phong cách cổ điển sẽ chọn cho mình một chiếc khăn để túi vải lanh. Hãy chọn một kiểu xếp khăn tinh tế cho chiếc khăn của mình, bạn nhé!

HOA CÀI VE ÁO

Trang phục black tie tốt nhất nên được cài một bông hoa cẩm chướng màu trắng, bạn có thể cân nhắc phụ kiện này để trang trí phần ve áo của mình. Lưu ý là những bông hoa cài áo nên được luồn qua ve áo, thay vì dùng kim ghim vào.

VẬT LIỆU CHO TRANG PHỤC BÁN FORMAL

Có quá nhiều thông tin cần nói cho trang phục đám cưới formal mùa đông. Trước khi chúng ta đi sâu vào bài viết dành cho trang phục bán formal, chúng tôi muốn điểm qua những điểm chính về các loại vật liệu may mặc tốt nhất cho những tháng ngày mùa đông.

VẢI LEN

Len, như mọi khi, là loại vật liệu may com lê phổ biến nhất trong ngành thời trang. Len nổi tiếng với khả năng kéo sợi, giữ hình dáng tốt và độ linh hoạt cao. Một chiếc com lê vải len được dệt đúng cách sẽ giúp bạn giữ ấm tốt xuyên suốt những tháng ngày trời đông.

Len lông cừu là loại len phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong may mặc, đặc biệt là com lê vì đặc tính cách nhiệt và hơi ánh kim. Các biến thể khác của len, bao gồm cả vải tuýt và vải nỉ (chi tiết hơn ở bên dưới. Len lông cừu được xem là loại vải có trọng lượng trung bình, vải tuýt thì nặng hơn còn vải nỉ là loại nặng nhất.

VẢI TUÝT

Chữ tuýt có nguồn gốc từ chữ twill, dùng để chỉ những loại sợi được dệt theo cách đặc biệt chỉ có ở loại vải này. Vải tuýt là một lựa chọn tốt cho mùa đông vì loại vải này nặng, dày, chống nước tốt và độ bền cao.

Vải tuýt mang lại cảm giác thô ráp cho trang phục vì sợi vải nặng hơn so với các vật liệu khác. Vải tuýt là lựa chọn tuyệt vời cho trang phục com lê ở những vùng khí hậu lạnh, một cách tuyệt vời để sở hữu vẻ ngoài cổ điển thanh lịch.

Nếu tiêu chuẩn đám cưới của bạn theo phong cách hoài cổ, bạn hãy thử kết hợp trang phục vải tuýt cho bộ đồ của mình.

VẢI NỈ

Thêm một vật liệu mùa đông tuyệt vời nữa! Vải nỉ là lựa chọn hàng đầu cho quần áo mùa đông lạnh giá. Mọi người đều đồng ý rằng com lê vải nỉ thường dành cho những người đã lớn tuổi, trưởng thành hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, trang phục vải nỉ ngày càng có xu thế trở thành trang phục cho mọi lứa tuổi. Những trang phục vải nỉ được làm từ len lông cừu, và hoàn toàn có thể thay thế vải tuýt hay vải xương cá về mặt thẩm mỹ. Tuy nhiên, vải nỉ mang lại cảm giác mềm mại hơn khi chạm vào. Những bộ đồ vải nỉ sở hữu vẻ ngoài phong cách, được cho là loại trang phục sang trọng nhất trong tất cả những loại vải nặng nhờ cảm giác mềm mại của nó.

VẢI HOẠ TIẾT XƯƠNG CÁ

Một lựa chọn khác được săn đón trong trang phục mùa đông, com lê vải xương cá mang đầy đủ đặc tính của com lê vải tuýt. Điều làm nên sự khác biệt cho loại vải này chính là nhờ hoạ tiết zigzag của nó.

Cả vải tuýt và vải hoạ tiết xương cá đều có kiểu dệt chắc chắn hơn hầu hết các loại vải khác, do đó trang phục làm từ hai loại vải này có kết cấu bền chắc và tạo dáng tốt hơn.

VẢI CASHMERE

Nếu hỏi đâu là loại vải sang trọng nhất, được nhiều người yêu thích và săn lùng nhất trên thị trường trang phục mùa đông, câu trả lời chính là vải cashmere. Vải cashmere là một hình ảnh thu nhỏ của sự thanh lịch và tinh tế. Những trang phục làm từ vải cashmere được biết đến với kết cấu mềm mại, sự thoải mái khi mặc và tính cách nhiệt. Tuy nhiên, điểm trừ lớn nhất của vải cashmere chính là độ bền thấp và giá thành rất cao.

Tuy nhiên, thay vì đặt may một bộ com lê làm từ 100% vải cashmere, bạn hãy thử chọn một loại vải biến thể từ cashmere, giá thành của bộ đồ sẽ giảm đi đáng kể. Ngoài ra, biến thể của vải cashmere cũng làm tăng độ bền của trang phục.

TRANG PHỤC ĐÁM CƯỚI MÙA ĐÔNG BÁN FORMAL – TIỆC ban ngày

Bạn đang tìm một bộ trang phục lịch lãm cho một sự kiện đám cưới diễn ra vào ban ngày? Chúng tôi gợi ý cho bạn 3 màu sau đây:

  • Xám than
  • Xanh hải dương
  • Màu taupe (xám với sắc nâu)

Giả định rằng thời tiết đang ngày càng lạnh hơn, chúng tôi khuyên bạn nên chọn một trang phục làm từ loại vải len nặng hoặc vải nỉ, vải tuýt hay xương cá được đề cập ở trên. Chúng tôi cũng xem xét đến những yếu tố sau cho một đám cưới mùa đông diễn ra vào ban ngày:

Nếu bạn chọn com lê làm từ vải len nặng, tốt nhất hãy chọn vải nỉ để mang lại vẻ ngoài sang trọng nhất. Sự mềm mịn của vải nỉ sẽ tạo vẻ ngoài cực kỳ bảnh bao, lịch lãm, thu hút ánh nhìn của mọi người.

Nếu bạn chọn vải len thường, bạn nên chọn loại vải len có độ nặng cao hơn mức trung bình (thường là 280-340g).

Trung thành với phong cách com lê 3 mảnh truyền thống hoặc áo khoác hai hàng nút. Dù ngày nay, cả hai phong cách trên không còn phổ biến nhưng chúng vẫn mang lại nét quyến rũ riêng của mình! Hơn nữa, nếu bạn chọn mặc áo ghi lê, bạn có thể cởi bớt áo com lê bên ngoài nếu bạn vào trong nhà và trông vẫn lịch lãm so với việc chỉ có áo sơ mi và cà vạt.

PHỤ KIỆN THỜI TRANG ĐI CÙNG TRANG PHỤC CƯỚI BAN NGÀY

CÀ VẠT

Bạn đang tìm kiếm một phụ kiện hoàn hảo để tạo điểm nhấn cho trang phục đám cưới mùa đông của mình? Trang phục đám cưới mùa đông thường là sự kết hợp của hai tông màu xám than và xanh nước biển, nhưng việc giới thiệu những tông màu kết hợp của mùa thu và mùa đông như màu xanh olive, màu vàng mù tạt hay màu cam cháy có thể mang lại hiệu quả khác biệt, đặc biệt ở những lễ cưới ban ngày!

Bạn thích mặc áo sơ mi trắng hay xanh nhạt cho đám cưới? Một chiếc cà vạt xanh hải dương sẽ là lựa chọn cho phong cách đơn sắc, một chiếc cà vạt xanh olive lại mang đến cảm giác thân thuộc, trong khi cà vạt vàng mù tạt hoặc cam cháy làm tăng độ tương phản của trang phục!

Chúng tôi khuyên bạn nên chọn một chiếc áo sơ mi không họa tiết cho đám cưới, để tránh tình trạng bị xung đột về hoạ tiết trên áo và trên cà vạt, đặc biệt khi cà vạt của bạn có cùng hoạ tiết.

Ngoài cà vạt hoạ tiết hình học và foulard, chúng tôi ủng hộ việc bạn thử kết hợp cà vạt hoạ tiết hình hoa hay paisley cho trang phục tiệc cưới, vì chúng không chỉ tăng tính cầu kỳ của trang phục mà còn mang đến sự thú vị cho cô dâu của bạn.

Hơn nữa, cà vạt hình hoa hay paisley có thể phối hợp hoàn hảo với rất nhiều phong cách áo sơ mi và com lê, do đó bạn tự do hơn trong việc thiết kế một phong cách riêng.

KHĂN ĐỂ TÚI

Khi lựa chọn những phụ kiện trang phục cho đám cưới mùa đông ban ngày, chúng tôi tránh những chiếc khăn để túi có tông màu nổi bật. Thay vào đó, bạn nên chọn khăn có tông màu xanh lam, đỏ tía, xanh olive hay trắng. Ngoài ra, nếu cà vạt của bạn đã có hoạ tiết, bạn nên chọn khăn có cùng phong cách hoạ tiết như vậy.

Ngược lại, nếu cà vạt của bạn không có hoạ tiết, chúng tôi nghĩ khăn để túi có hoa văn sẽ mang lại sự cân bằng về thị giác. Hãy nhớ, mục đích là để trang phục trông lịch lãm nhất mà tốn ít sức nhất – đặc biệt là trong ngày cưới.

HOA CÀI VE ÁO

Lý tưởng nhất là bạn chỉ nên chọn hai trong ba loại phụ kiện mà chúng ta đề cập đến ở đây. Nếu phải chọn hai phụ kiện, chúng tôi sẽ chọn cà vạt và hoa cài ve áo vì hoa cài ve áo rõ ràng dành cho những sự kiện đặc biệt mà thôi.

Vì đây là một đám cưới diễn ra ban ngày, một bông hoa màu xanh ngọc, trắng hay đỏ tía có thể mang lại hiệu quả cao.

TRANG PHỤC ĐÁM CƯỚI BÁN FORMAL – TIỆC BAN ĐÊM

Nếu bạn đang cố phối trang phục cho đám cưới mùa đông buổi tối, hãy nhớ ba tông màu sau:

  • Đen
  • Xám than
  • Xanh hải dương
  • Lời khuyên dành cho trang phục đám cưới mùa đông:

Tương tự như trang phục ban ngày, áo khoác hay com lê hai hàng nút sẽ giúp bạn được giữ ấm mà vẫn trông thanh lịch. Việc sử dụng áo ghi lê giúp bạn có thêm khả năng cởi bớt trang phục bên ngoài mà vẫn trông đẹp mắt.

Trang phục đám cưới buổi tối có thể được phân loại thành trang phục cocktail, hãy ưu tiên sự thoải mái vì quy tắc ăn mặc này bao hàm tất cả loại trang phục.

Vì vậy, bạn hãy thử tất cả những kiểu kết hợp mà bạn có thể nghĩ ra và đánh giá dựa trên tiêu chuẩn của bạn! Áo sơ mi không họa tiết, cà vạt hoặc nơ có hoa văn, khuy măng sét hay khăn để túi đều là những phụ kiện bổ sung cho trang phục mà bạn có thể sử dụng.

PHỤ KIỆN THỜI TRANG CHO TRANG PHỤC ĐÁM CƯỚI BAN ĐÊM

Như đã đề cập ở trên, việc trang bị thêm những phụ kiện thời trang cho trang phục của bạn sẽ mang lại cho bạn nét cá tính riêng, khiến bạn thật sự nổi bật hơn mọi người.

CÀ VẠT

Mặc dù màu xanh olive vẫn phát huy hiệu quả, chúng tôi khuyến khích bạn thay đổi với tông màu vàng mù tạt và màu cam xỉn để phù hợp hơn với trang phục ban đêm. Ngoài ra, có thể những tông màu mới như đỏ tía, nâu hay tím than.

Những tông màu trên thể hiện sự tự tin của bạn trong ngày trọng đại và là một dấu hiệu thể hiện thẩm quyền và đáng tin cậy.

Nếu bạn thích một chiếc sơ mi xanh không họa tiết, chúng tôi nghĩ bạn nên chọn cà vạt đỏ tía hay tím than. Hoạ tiết foulard với khoảng cách rộng sẽ là hoa văn tuyệt vời cho chiếc cà vạt, tăng thêm độ tương phản cho trang phục.

Một cách khác, để phù hợp với không khí lễ hội của ngày cưới, cà vạt hoạ tiết paisley hay hoa cỏ sẽ là lựa chọn sáng giá nhất. Bạn muốn đẩy độ chi tiết của trang phục lên đến tột cùng? Sao bạn không thử chọn một chiếc cà vạt màu vàng nâu ánh kim hoạ tiết paisley hay foulard nhỉ?

Ngày cưới là dịp để bạn thêm vào những biến thể hoạ tiết khác nhau cho trang phục của mình. Do đó, sử dụng một chiếc cà vạt grenadine sẽ giúp bạn nổi bật hơn hết thảy trong buổi tiệc cưới.

Vậy cà vạt grenadine là gì? Cà vạt grenadine là cà vạt lụa có kết cấu trông vô cùng thanh lịch. Cà vạt grenadine nhìn thoáng qua thì giống với cà vạt knit, bạn có thể gọi grenadine là loại cà vạt knit cho sự kiện formal. Kiểu dệt grenadine là kiểu dệt hở, bao gồm hai sợi vải đặt dọc được xoắn xung quanh một sợi vải đặt ngang, tạo ra một loại vải bền chắc.

Bạn lúng túng không biết nên chọn tông màu nào cho chiếc cà vạt grenadine của mình? Một chiếc cà vạt màu xanh hải dương, đỏ tía hay nâu sẽ khiến bạn trông cực kỳ bảnh bao, đặc biệt nếu được kết hợp với áo sơ mi màu xanh hay hồng không họa tiết!

KHĂN ĐỂ TÚI

Quy tắc vàng khi kết hợp khăn để túi với cà vạt là bạn không được chọn cùng kiểu hoạ tiết mà phải để chúng bổ sung cho nhau. Do đó, hãy chọn khăn để túi có sự tương phải hay bổ sung màu sắc cho chiếc cà vạt.

Ví dụ, nếu cà vạt màu xanh hải dương thì khăn để túi màu đỏ tía hay xanh olive sẽ là lựa chọn ưu tiên, trong khi cà vạt đỏ tía sẽ đi với khăn để túi xanh hải dương. Tương tự với hoạ tiết, mục tiêu là chọn những hoạ tiết tương phản nhau.

Khăn để túi hoạ tiết paisley thường là bổ sung hoàn hảo để đạt được sự tương phải về hoạ tiết, với những họa tiết paisley khoảng cách lớn sẽ bổ sung cho một chiếc cà vạt không họa tiết hay hoạ tiết foulard.

Tuy nhiên, nếu bạn cà vạt hình hoa hay paisley, chúng tôi khuyên bạn nên chọn khăn để túi không họa tiết để tránh trang phục của bạn trông quá rối rắm.

HOA CÀI ÁO

Hoa cài trên ve áo sẽ là điểm nhấn cuối cùng cho bộ trang phục mùa đông của bạn. Hoàn thiện trang phục của mình với một bông hoa đỏ tía hoặc màu kem cho sự kiện ban đêm!

TRANG PHỤC CHO KHÁCH DỰ TIỆC CƯỚI MÙA ĐÔNG

Nếu bạn không phải là chú rể, sau đây là một số lời khuyên để bạn hình dung được trang phục mà mình sẽ mặc cho đám cưới sắp tới.

PHÙ RỂ CHÍNH

Về nguyên tắc, phù rể chính tốt nhất nên hỗ trợ hết sức có thể cho chú rể. Phù rể có thể thử hoặc mặc một bộ trang phục có hình thức và màu sắc tương tự như trang phục của chú rể, miễn không giống hoàn toàn.

Ngoại lệ đối với quy tắc trên là một sự kiện đám cưới theo tiêu chuẩn formal – tất cả trang phục đều phải là áo tuxedo thì việc ăn mặc giống hệt nhau là điều bình thường – thậm chí chú rể chú trọng vào một số yếu tố khác như cà vạt formal hơn, có áo khoác hay phụ kiện nào đó khiến chú rể nổi bật hơn.

Vì vậy, bạn không bao giờ được phép làm lu mờ hình ảnh của chú rể! Nếu chú rể diện trang phục không họa tiết, tránh sử dụng chúng. Nếu chú rể chọn trang phục có hoạ tiết, hãy ưu tiên trang phục không hoạ tiết hoặc hoạ tiết chìm hơn.

PHÙ RỂ

Là phù rể, nhiệm vụ của bạn khá đơn giản. Tuân thủ các nguyên tắc ăn mặc mà chú rể và phù rể chính đặt ra. Dù sao thì bạn ở đó để hỗ trợ cho bạn bè của mình, trông thật đẹp khi lên hình và hòa nhập với không khí tiệc cưới.

Nhìn chung, trang phục cho chú rể và phù rể có thể đi theo 1 trong 2 hướng sau đây:

  1. Chú rể, phù rể chính và các phù rể khác ăn mặc giống nhau. Điều này thường xảy ra ở những buổi tiệc cưới formal, nơi tất cả thành viên tham dự đều có chung một bộ trang phục.
  2. Phù rể và phù rể chính ăn mặc giống nhau, trong khi chú rể diện trang phục có phần khác biệt một chút. Điều này phổ biến ở những sự kiện đám cưới không mang tính chất trang trọng. Như đã nói ở trên, sự khác biệt có thể ở một chiếc áo ghi lê, một chiếc cà vạt nổi bật hơn hay một chiếc khăn để túi có tông màu khác.

CHA CỦA CÔ DÂU HAY CHÚ RỂ

Chúng tôi nghĩ đây là một sự kiện đầy niềm vui của cả hai bên gia đình, bạn hãy thử tận hưởng nhiều nhất có thể và thay đổi trang phục theo phong cách của bạn! Nếu đám cưới formal, bạn chỉ cần tuân theo nghi thức với một bộ tuxedo hay trang phục đám cưới ban ngày, tuỳ theo thời gian diễn ra sự kiện.

Nếu là đám cưới thông thường, bạn có thể sáng tạo bằng việc kết hợp trang phục và phụ kiện – đừng nghĩ rằng đây là trang phục mà bạn có thể diện ở một bối cảnh khác!

KHÁCH DỰ TIỆC

Khách tham dự tiệc cưới nói chung có nhiều tự do sáng tạo hơn trong trang phục. Tuy nhiên, dưới đây là những gợi ý cho bạn tham khảo:

Thư mời dự tiệc có đề cập đến quy tắc ăn mặc hay không? Nếu có, tốt nhất bạn nên tuân thủ theo quy tắc đó. Nếu không có quy định cụ thể nào, bạn hãy chọn một bộ com lê đơn giản.

Lưu ý đến thời gian và mùa diễn ra tiệc cưới. Nói đơn giản, nếu đám cưới diễn ra ban ngày thì bạn nên chọn trang phục có tông màu sáng, ngược lại tiệc cưới ban đêm thì chọn trang phục tông màu tối. Những tông màu tối thích hợp cho những tháng ngày mùa đông. Áp dụng tương tự cho những loại vải nặng như vải len hay vải nỉ.

Không nhất thiết tuân theo nguyên tắc chọn màu đám cưới. Mặc dù các cặp đôi quyết định tông màu chủ đạo cho đám cưới của mình khi lên kế hoạch tổ chức đám cưới, nhưng việc bắt buộc khách tham dự tuân theo tông màu chủ đạo là không bắt buộc.

Và đó là tất cả những gì chúng tôi muốn chia sẻ đến cho các bạn! Hy vọng các bạn thấy thích bài viết này và học hỏi được nhiều điều bổ ích từ nó.