Thập niên 1920 là thời kỳ cực thịnh của những chiếc cà vạt, nơ đeo cổ mang phong cách đổi mới với những thiết kế tinh tế, phong phú về mẫu mã và là tiền thân của những chiếc cà vạt, nơ đeo cổ hiện đại mà chúng ta biết đến ngày nay.
Trong nhiều thập niên trước đó, phụ kiện được ưa thích là nơ đeo cổ, tiền thân của cà vạt và ascot để tạo phong cách formal. Loại nơ đeo cổ này vẫn thịnh hành trong thập niên 1920 với những màu sắc sáng, đậm như cà vạt. Nơ đeo cổ là lựa chọn yêu thích cho những bộ đồ màu nhẹ vào mùa hè hoặc cho những quý ông lịch lãm.
Những họa tiết phổ biến vào cuối thập niên 1920 và thập niên 1930 là hoạ tiết chấm bi, hoạ tiết hình học nhỏ và kẻ sọc. Khăn quàng cổ dần trở thành phụ kiện đeo cổ phổ biến nhất dành cho nam trong thập niên 1920.
Trước thập niên 1920, cà vạt cho nam là loại phụ kiện có chất lượng kém và thiết kế xấu. Cà vạt chỉ là mảnh vải rộng khoảng 5cm may cùng với một loại vật liệu khác dày hơn. Việc thắt nút, buộc và kéo liên tục làm cho chúng bị nhăn rất nhiều, đồng thời rút ngắn tuổi thọ của chúng. Trong năm 1924, Jesse langsdorf, một người New York, đã thiết kế ra kiểu cà vạt mà chúng thấy ngày hôm nay.
Thay vì chỉ một mảnh vải được cắt trực tiếp, ông đã cắt 3 mảnh vải theo góc 45 độ, khâu chúng lại với nhau; sau đó lộn đường chỉ may vào bên trong để tạo hình tam giác nhọn trên chiếc cà vạt. Điều này giúp cho chiếc cà vạt vẫn giữ được hình dạng và không bị nhăn hay nhanh hỏng. Jesse đăng ký bản quyền thiết kế của mình năm 1924 nhưng sau đó ông đã bán chúng cho những nhà sản xuất khác.
Thiết kế Cà vạt, Nơ sọc và hoa văn năm 1927
Hình dáng cà vạt nam thập niên 1920
Cà vạt thông thường là một mảnh vải hình chữ nhật dài có phần đuôi nhọn hình chữ V. Một vài loại thì không có phần đuôi này. Bề rộng của chiếc cà vạt trong thời kỳ này khoảng 5cm (loại nhỏ) và 7,5 – 9cm (loại rộng). Trong thời kỳ đầu, cà vạt có phần nút thắt rất nhỏ nhưng phần thân thì rộng ra rất nhiều so với loại cà vạt ngày nay.
Do cà vạt được mặc kèm với bộ đồ gồm 3 thành phần với áo com lê được kéo cao tới tận xương ức nên cà vạt thường ngắn và ít khi lộ ra ngoài. Phần đuôi của cà vạt chỉ kéo dài đến xương sườn. Nếu không mặc áo com lê, cà vạt loại dài có thể được chọn nhưng thường thì không ai mặc như vậy. Việc để lộ cà vạt nơi công cộng là một lỗi trong phong cách thời trang. Điều này thường thấy ở tầng lớp công nhân, những người không thể chi trả cho một bộ đồ com lê hoàn chỉnh, không quan tâm đến tiêu chuẩn thời trang.
Vật liệu may cà vạt nam
Cà vạt lụa, như ngày nay, là loại cà vạt phổ biến nhất trong tầng lớp thượng lưu. Qua thời gian, loại vật liệu thịnh hành chuyển từ vải lanh, sa tanh, len và trở lại là lụa. Một ngoại lệ về chất liệu may cà vạt là cà vạt knit (cà vạt đan len). Thường thấy ở tầng lớp lao động hoặc các sinh viên nghèo sau khi thị trường chứng khoán sụp đổ, cà vạt đan len dài và mỏng với cạnh hình vuông.
Cà vạt đan len bản nhỏ năm 1920
Cà vạt đan len chỉ có một màu và hoạ tiết kẻ sọc ngang, chấm bi và những đường sọc hẹp. Cà vạt lụa có hoạ tiết như thế nào thì cà vạt đan len thường sử dụng hoạ tiết tương tự. Chúng thường được may bằng tay do gia đình và bạn bè làm để tặng.
Màu sắc và hoạ tiết cà vạt thập niên 1920
Giống như những phụ kiện trang phục dành cho nam vào thế kỷ 20, cà vạt có màu sắc sặc sỡ. Một nhà khảo sát thời trang của Tạp chí Thời trang Nam nổi tiếng đã nhận xét: “Những chiếc cà vạt màu sáng, rực rỡ của những chàng trai ragtime (những người chơi nhạc theo một phong cách âm nhạc được yêu thích ở mức cao nhất trong khoảng thời gian từ 1895 đến 1919) thật lộng lẫy, thậm chí cả cầu vồng cũng không thể sánh được.” Màu sắc tươi sáng như màu xanh dương, xám, nâu, bạc và vàng được sử dụng rộng rãi cho cà vạt đơn sắc suốt thời gian này; tuy nhiên phong cách nổi bật nhất là hoạ tiết sọc.
Những chiếc cà vạt dành cho những người tham gia câu lạc bộ sang trọng hay cà vạt British Regimental có những đường sọc từ trái qua phải, trên xuống dưới. Cà vạt hai màu sắc lần đầu tiên được sử dụng bởi lực lượng cảnh sát và những người trong các câu lạc bộ giàu có. Những màu sắc đó hợp với màu sắc chính thức của các câu lạc bộ đó. Tại Hoa Kỳ, hoạ tiết sọc đã được thay đổi, từ phải qua trái. Một số người cho rằng lý do của việc này là do những thợ may người Anh cắt vải mặt ngửa trong khi thợ may người Mỹ cắt vải mặt sấp dẫn đến kết quả hoạ tiết đường sọc bị ngược.
Đeo một chiếc cà vạt thuộc về một câu lạc bộ đồng nghĩa bạn thuộc về một tầng lớp nào đó, một cảm giác từ lâu đã biến mất từ sau chiến tranh khi những chàng trai trở về trong sự cay đắng và cộng đồng không hề chào đón họ. Những chiếc cà vạt câu lạc bộ thể thao không chỉ phối màu làm cho chúng phù hợp cho tất cả mọi người, nó còn làm cho người đeo chúng cảm thấy mình thuộc về một nơi nào đó. Màu hồng và màu xanh hải quân, màu xanh lá và màu tím, màu đỏ và màu vàng – tất cả màu sắc đều có thể phối.
Một nhãn hiệu cà vạt British được du nhập vào Hoa Kỳ là Macclesfield, chuyên sản xuất cà vạt lụa với những họa tiết hình tròn, hình vuông, hình tam giác, ô van… Chúng là những chiếc cà vạt đẹp nhất dành cho nam trong thập niên 1920 được nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Những chiếc cà vạt chấm bi cũng được ưu chuộng với màu xanh đậm hoặc xanh nhạt cùng chấm bi màu trắng trở thành hoạ tiết nổi nhất thời đó. Những chiếc cà vạt Macclesfield trở thành tiêu chuẩn cao cấp dành cho giới thượng lưu vào cuối thập niên 1920.
Tên của nhãn hiệu này xuất phát từ thị trấn Macclesfield ở vùng Cheshire, Anh Quốc. Mẫu hoạ tiết trên những chiếc cà vạt này không hề biến mất trong suốt thế kỷ 20. Thậm chí ngày hôm nay chúng ta vẫn nhìn thấy cà vạt Macclesfield trong các cửa hàng.
Ngoài hoạ tiết sọc và họa tiết in còn có một trào lưu với những họa tiết được vẽ bởi những hoạ sĩ lập thể. Màu sắc và hoạ tiết kiểu này thường được vẽ bằng tay trên đầm và khăn quàng cổ cho nữ. Nhà thiết kế Jean Patou sử dụng cùng loại màu sắc và hoạ tiết này cho cà vạt nam. Các quý cô rất thích chúng, sẵn sàng mua chúng cho những ông chồng của mình. Những quý ông sành điệu trẻ tuổi, nhưng Gatsby, thường xuất hiện với những màu sắc nổi bật và hoạ tiết nghệ thuật “mới” này.
Tương tự như áo sơ mi, cà vạt được tô điểm bởi nhiều đường sọc, kẻ ô và đường cong hình cánh hoa với màu sắc sáng sủa. Hoạ tiết đường cong hình cánh hoa đặc biệt phổ biến vào đầu những năm 1920. Hình bên dưới minh họa những kiểu cà vạt xuất hiện trong phần đầu của bộ phim Boardwalk Empire miêu tả thời kỳ 1920 tại Hoa Kỳ. Những chiếc cà vạt này tương phản với những chiếc áo sơ mi màu sáng. Càng nhiều màu sắc tương phản nhau càng thể hiện sự sành điệu của người đeo chúng.
Những chiếc cà vạt Boardwalk Empire năm 1920 tại Hoa Kỳ
Cách thắt cà vạt thập niên 1920
Kiểu thắt cà vạt Four in Hand là kiểu thắt phổ biến nhất và cũng linh hoạt nhất cho những chiếc cà vạt thập niên 1920. Kiểu thắt này tạo một nút thắt nhỏ gọn ở cổ, phù hợp với những câu lạc bộ quý tộc truyền thống và áo sơ mi cổ cứng.
Kiểu thắt Windsor là một kiểu thắt cà vạt thời thượng thời đó. Hoàng tử xứ Wales là người đã làm phổ biến kiểu thắt này, tuy nhiên vẫn chưa rõ liệu ông là người đã sáng tạo kiểu thắt này hay không. Nút thắt ở kiểu thắt này sẽ dày hơn vì những lớp vải bên dưới lớp lụa. Kiểu thắt này phù hợp với cổ áo bẻ rộng để có không gian cho nút thắt.
Tìm mua một chiếc cà vạt kiểu thập niên 1920
Để lựa chọn được một chiếc cà vạt hay nơ đeo cổ thập niên 1920 phong cách không quá khó. Bạn có thể tìm thấy nhiều chiếc cà vạt bản rộng, cà vạt hoạ tiết Macclesfield, thậm chí cả cà vạt knit. Vào đầu thập niên 1920, hoạ tiết đường cong hình hoa màu vàng hoặc bạc trên nền vải đen hoặc nâu sẽ là một lựa chọn đúng đắn. Những chiếc cà vạt thuộc câu lạc bộ hoặc nơ đeo cổ sẽ là một lựa chọn hợp lý hơn vào giữa đầu thập niên 1920. Những chiếc cà vạt lập thể với màu sắc đặc biệt sẽ là lựa chọn thú vị vào giữa thế kỷ 20. Và cuối cùng, những chiếc cà vạt chấm bi sẽ hợp cho giai đoạn cuối những năm 1920.
Không nhất thiết phải mua những chiếc cà vạt vintage mặc dù sẽ rất tuyệt khi sở hữu chúng. Những chiếc cà vạt lụa mới vẫn phù hợp nếu bạn muốn tạo vẻ ngoài thập niên 1920. Bạn chỉ cần nhớ thắt cà vạt ngắn thôi với kiểu thắt Four in Hand hoặc Windsor là đã quá phù hợp.